Hài cốt "đứa trẻ ngủ" 2.000 tuổi gây sốc vì… không phải người

Những bộ hài cốt độc đáo ở Ai Cập được tạo hình y hệt những đứa trẻ đang ngủ, một số nằm cạnh xác ướp mèo con hay vỏ sò. Nhưng kết quả phân tích cho thấy những đứa trẻ này là… khỉ.

Vẫn chưa rõ vì sao những hài cốt đặc biệt này dược tạo dáng giống như con người, nhưng theo các nhà khoa học từ Trung tâm Khảo cổ Địa Trung Hải thuộc Đại học Warsaw (Phần Lan) và Đại học Delaware (Mỹ), chúng đã được người Ai Cập cổ đại nuôi như thú cưng. Đó có thể là nguyên nhân của sự cầu kỳ khi chôn cất.


Kết quả phân tích hài cốt "đứa trẻ ngủ" này cho thấy đó không phải con người, mà là một con khỉ được tạo hình tư thế giống người - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Khu vực phát hiện là một nghĩa trang động vật lớn ở Berenice, bên bờ Biển Đỏ, nơi từng là cảng biển Ai Cập cổ đại. Kết quả phân tích cho thấy những con khỉ này có nguồn gốc từ châu Á – rất có thể được mua về từ tận Ấn Độ.

Theo giáo sư Marta Osypińska, chủ nhân của chúng là những người La Mã hay Ai Cập sống ở Berenice, là người có địa vị, giàu có. Họ đã mua những con thú cưng quý hiếm để giải trí. Tuy nhiên kết quả phân tích xương cũng cho thấy những con vật này kém thích nghi với nơi ở mới và nguồn dinh dưỡng không phù hợp. Hầu hết chúng chết khi còn khá nhỏ.


Nhiều bộ hài cốt tương tự được các nhà khoa học đưa về lều khảo cổ - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Các chủ nhân giàu có đã tiếc thương thú cưng nên chọn chôn cất chúng trọng thể như những đứa trẻ. Ngoài việc cố gắng sắp xếp thi hài như trẻ con ngủ, những đồ tùy táng có giá trị cũng được chôn cùng, trong đó có cả xác ướp mèo con (mèo là động vật thiêng đối với văn minh Ai Cập cổ đại). Thời kỳ đó, đối với con người, xác ướp mèo thường chỉ được chôn cùng xác ướp những quý tộc. Một số ngôi mộ khỉ "kém sang" hơn thì được trang trí bằng vỏ sò. Một ngôi mộ thì có vật tùy táng khá lạ lùng là xác ướp một chú heo con.

Sự xuất hiện người La Mã ở cảng biển Ai Cập này là do đế chế La Mã đã xâm chiếm Ai Cập, trưng dụng cảng biển này như một điểm giao thương lớn, kết nối Ai Cập, Trung Đông và Ấn Độ. Sự hòa trộn văn hóa khi sống lẫn người Ai Cập có thể là lý do họ sử dụng những đồ tùy táng chỉ có trong văn hóa Ai Cập cho những con vật cưng.

Cập nhật: 26/08/2020 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video