Hai vật thể vũ trụ va chạm, sự sống “rơi tự do” xuống Trái đất?

Nghiên cứu mới cho thấy sự sống Trái đất không chỉ có nguồn gốc từ vũ trụ, mà còn đến từ một sự kiện kinh hoàng.

Theo Space.com, nhóm nghiên cứu từ ETH Zürich (Thụy Điển), Đại học Cambridge, Đại học Oxford, Đại học Open (Anh) và Đại học Bergen (Na Uy) đã điều tra để làm rõ liệu bụi vũ trụ dạng hạt mịn có thể cung cấp câu trả lời về sự sống Trái đất hay không.


Các luồng bụi vũ trụ cổ đại, có nguồn gốc từ các sự kiện thảm khốc, có thể đã gieo mầm sự sống cho Trái đất cổ đại - (Minh họa AI: Anh Thư).

Nguồn gốc của sự sống trên Trái đất từ lâu vẫn là một bí ẩn. Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất gần đây đó là mầm mống sự sống đầu tiên đã đến từ vũ trụ, sau khi các nghiên cứu cho thấy thành phần đá Trái đất không đủ để tự tạo nên sự sống.

Nhưng vẫn chưa ai rõ sự sống đó đến Trái đất theo dạng nào và làm thế nào mà chúng có thể tránh khỏi việc bị phá hủy do chuyến du hành đầy trắc trở.

Nghiên cứu mới kết luận bụi vũ trụ chính là đối tượng khả thi nhất.

Viết trên tạp chí khoa học Nature Astronomy, các tác giả cho biết luồng bụi vũ trụ đến Trái đất về cơ bản là không đổi theo thang thời gian hàng năm, chứ không thất thường như các vật thể lớn.

Hơn nữa, một số hạt bụi vũ trụ đi qua bầu khí quyển của Trái đất một cách tương đối nhẹ nhàng do đó giữ lại một phần lớn hơn các nguyên tố nguyên thủy so với các vật thể va chạm lớn.

Mặc dù là một cơ chế phân phối hợp lý, vật liệu này hiếm khi được xem xét trong các lý thuyết tiền sinh học vì nó lan rộng trên một diện tích lớn, có lẽ khiến nó ít được chú ý hơn hoặc khó nghiên cứu hơn ở nồng độ đủ cao.

Sử dụng các mô phỏng vật lý thiên văn và mô hình địa chất, nhóm nghiên cứu đã tìm cách định lượng thông lượng và thành phần của bụi vũ trụ có thể đã tích tụ trên bề mặt Trái đất trong 500 triệu năm đầu tiên sau sự kiện hình thành Mặt trăng, cũng là khi Trái đất ổn định về vật liệu.

Sự kiện này được cho là bắt nguồn từ việc hành tinh Theia cỡ sao Hỏa va chạm Trái đất sơ khai, hòa trộn vận liệu và tách thành Trái đất và Mặt trăng ngày nay.

Những loại va chạm này thường xảy ra trong quá trình hình thành hệ Mặt Trời, do vậy trong thời kỳ sơ khai này, Trái đất có thể bị tắm trong lượng bụi cao gấp 100 đến 10.000 lần ngày nay.

Một cách may mắn, nhiều hạt bụi trong số đó đến từ sự va chạm của các thiên thể chứa các hạt mầm cần thiết cho sự sống. Và chúng đã tìm ra miền đất hứa để tạo nên thế giới phong phú ngày nay.

Ngoài ra, mô hình của nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra những nơi có thể tìm thấy dấu vết bụi vũ trụ cổ đại.

Đầu tiên đó là trầm tích biển sâu nhưng khá ít và khó tìm.

Khả thi hơn đó là các khu vực sa mạc và băng hà, nơi vật liệu không gian này có khi chiếm hơn 50% trầm tích. Nồng độ cao nhất, trên 80%, sẽ ở những khu vực mà các sông băng đang tan chảy.

Chúng sẽ được tìm thấy trong các cấu trúc gọi là lỗ cryoconite ở các miền băng giá này, là các lỗ trên bề mặt sông băng hình thành khi gió mang trầm tích vào sông băng.

Các tảng băng giống Nam Cực chứa các trầm tích cryoconite có hàm lượng bụi vũ trụ cao, cùng với các hồ tiền băng hà, dường như cung cấp một môi trường tuyệt vời để hỗ trợ các giai đoạn đầu của sự sống.

Cập nhật: 23/09/2024 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video