Hang đá nghệ thuật tại đồi Tsodilo

Di sản văn hóa thế giới tại Botswana

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Hang đá nghệ thuật tại đồi Tsodilo của Botswana là Di sản văn hóa thế giới năm 2001.

Tsodilo nằm ở phía tây bắc Botswana gần biên giới Namibia thuộc huyện Okavango Sub. Tsodilo Hills thực tế là một khu vực có diện tích 10 km2 gồm nhiều hang đá, cồn cát và một lòng hồ chứa nhiều hóa thạch. Mặc dù có cả cồn cát, hồ nước song nơi đây được phân chia thành 4 ngọn đồi với tên gọi chính thức là Đồi Đàn Ông, Đồi Phụ Nữ và Đồi trẻ em, 1 ngọn đồi không có tên.

Tuy nhiên điều đáng chú ý nhất tại đây là hơn 4.500 bức tranh vẽ trên đá – những bằng chứng xác thực mô tả cảnh lao động, sinh hoạt của con người từ hàng nghìn năm trước. Theo những kết quả nghiên cứu, các nhà khảo cổ cho rằng, hơn 4000 tranh vẽ ở đây có niên đại cách đây ít nhất khoảng 100.000 năm. Cộng đồng địa phương những người sinh sống trong khu vực này đã dùng nơi đây như là một địa điểm để tổ chức các nghi lễ, thờ cúng tổ tiên của họ.

Với số lượng lớn các bức tranh vẽ trên đá, (được cho là nhiều nhất thế giới), Tsodilo còn được ví như một bảo tàng nghệ thuật với tên gọi "Louvre của Sa Mạc". Các trầm tích ở đây cho thấy, những hoạt động thờ cúng đã diễn ra suốt từ thời kỳ đồ đá cho đến tận thế kỷ 19. Ngoài những bằng chứng quan trọng về các nghi lễ thờ cúng từ thời đố đá và hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật đá, khu vực đồi Tsodilo còn cho các nhà khoa học nhiều lý giải về môi trường sinh thái nơi đây cũng như sự tương tác của môi trường với con người trong suốt hàng nghìn năm lịch sử.

Những cư dân sống xung quanh khu vực đồi Tsodilo chủ yếu là cộng đồng người Hambukushu và San cho đến nay vẫn tôn kính khu vực này như là một ngôi nhà nơi trú ngụ của các linh hồn tổ tiên của họ. Từng ngọn đồi, hang đá, hồ nước ở đây với cộng đồng người Hambukushu và San đều rất linh thiêng. Đối với các nhà khoa học, các tác phẩm nghệ thuật đá tại đồi Tsodilo là những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt không chỉ về tính nghệ thuật của nó mà còn bởi nó có thể trải qua những khắc nghiệt của sa mạc Kalahari trong hàng triệu năm. Điều này khiến cho người ta phải tò mò về những nguyên liệu mà người tiền sử đã tạo ra để vẽ nên những tác phẩm này. Làm sao mà chúng có thể trải qua hàng triệu năm, bất chấp mưa gió, sự thay đổi của thời tiết và khí hậu vô cùng khắc nghiệt của sa mạc.

Phần lớn các tác phẩm nghệ thuật trên đá tại đồi Tsodilo có màu đỏ tươi. Các nhà khoa học cho rằng người xưa đã trộn đất son với một vài loại nhựa cây để làm màu vẽ. Hơn 4.500 tác phẩm nghệ thuật ở đây có niên đại không giống nhau, có những tác phẩm lên tới hơn 2.000 tuổi song cũng có những tác phẩm chỉ khoảng gần 200 tuổi. Chủ để của những tác phẩm nghệ thuật đá trên đồi Tsodilo cũng đa dạng từ hình ảnh động vật, gia súc cho tới hình học, con người. Về hình thức và nội dung những tác phẩm nghệ thuật tại đồi Tsodilo có nhiều điểm chung với những bức tranh cũng có từ thời thượng cổ ở Zambia, Angolo, Namibia, Zimbabwe và Nam Phi.

Những bức vẽ được cho là nhiều tuổi nhất là những hình vẽ hình học thô sơ, đơn giản có niên đại cách đây khoảng hơn 2.000 năm. Những bức vẽ về gia súc, động vật ra đời trong khoảng thời gian từ 600 cho đến 1.200 năm trước. Những hình học phức tạp hơn theo các nhà khoa học thì xuất hiện cách đây khoảng 1.000 năm. Những bức vẽ trên đá về gia súc nuôi của cộng đồng dân cư trong khu vực chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ thứ 6 và những hình ảnh về con người phải đến thế kỷ thứ 18, 19 mới có.

Hang đá nghệ thuật tại đồi Tsodilo được Unesco công nhận theo tiêu chí (i), (iii), (vi)

Tiêu chí (i): Những mỏm đá có các tác phẩm nghệ thuật trên đá tại đồi Tsodilo đã trải qua hàng nghìn năm trong môi trường, khí hậu khắc nghiệt của sa mạc Kalahari mà vẫn ở trong tình trạng tương đối nguyên vẹn và được bảo quản tốt.

Tiêu chí (iii): Hang đá nghệ thuật tại đồi Tsodilo là những bằng chứng về hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Hambukushu và San trong nhiều thiên niên kỷ.

Tiêu chí (iv): Không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật của người tiền sử và cộng đồng người Hambukushu và San trong suốt 1 thời gian dài. Những tranh đá tại đồi Tsodilo còn mang ý nghĩa to lớn bởi nó giúp các nhà khoa học có cái nhìn toàn cảnh về môi trường, sự tương tác giữa con người với môi trường qua nhiều thế kỷ.

Cập nhật: 02/02/2016 Theo disanthegioi.info
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video