Hàng trăm triệu con châu chấu "tấn công" châu Phi, hủy diệt mùa màng

Những đàn châu chấu lớn nhất trong 25 năm đang hoành hành ở Đông Phi, là mối đe dọa lớn tới an ninh lương thực, đặc biệt ở những cộng đồng đã bị hạn hán, chiến tranh và đói kém.


Ở một số nơi, các đàn châu chấu kéo đến như mây đen. Một số người cố dùng gậy vụt hoặc la lên để xua đuổi châu chấu nhưng vô vọng, theo AP.


Giống châu chấu này dài gần bằng ngón tay, hàng triệu con bay cùng nhau, phá hoại vụ mùa và đâm vào người dân.


Các đàn châu chấu đang “tăng một cách cực kỳ nguy hiểm” đang được ghi nhận ở Kenya, trong đó có đàn ở phía bắc nước này dài tới 60km, rộng tới 40km, theo Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD).


Một đàn châu chấu sa mạc có thể có 150 triệu con châu chấu trên diện tích khoảng 1km2.


“Châu chấu di cư theo gió có thể di chuyển 100-150 km mỗi ngày”,
IGAD cho biết. “Trung bình, một đàn châu chấu trong một ngày có thể phá hủy diện tích trồng lương thực đủ cho 2.500 người”.


Đợt bùng phát châu chấu sa mạc
, được cho là loài nguy hiểm nhất, cũng ảnh hưởng tới Somalia, Ethiopia, Sudan, Djibouti và Eritrea, và IGAD đang cảnh báo Nam Sudan, Uganda sẽ là nạn nhân tiếp theo. Châu chấu vẫn tiếp tục sinh sản ở cả hai bờ Biển Đỏ, ở các nước Sudan, Eritrea, Saudi Arabia và Yemen.


Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo đợt bùng phát sẽ đe dọa an ninh lương thực “ở Kenya và trên khắp Sừng châu Phi, vốn đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và hạn hán”, với hàng trăm nghìn hecta cây trồng bị phá hủy.


Đợt bùng phát châu chấu có thể kéo dài tới tháng 6 nếu điều kiện thuận lợi để chúng sinh sản. Lũ lụt nặng hơn bình thường ở một số vùng những tuần qua càng tạo điều kiện thuận lợi.


Hàng triệu người trong khu vực đã phải đối mặt với hạn hán, lũ lụt liên miên, cũng như bạo lực ở Ethiopia, khủng bố cực đoan ở Somalia, và xung đột hậu nội chiến ở Nam Sudan.


Hiện tượng này có thể để lại hậu quả kinh hoàng. Vào đợt bùng phát lớn giữa năm 2003 và 2005, khoản chi phí để kiểm soát ở 20 nước Bắc Phi lên tới hơn 500 triệu USD, và thiệt hại vụ mùa lên tới hơn 2,5 tỷ USD.


Giới chức đối phó bằng cách phân tích ảnh vệ tinh, phun thuốc trừ sâu từ trên cao.


Các quan chức Ethiopia cho biết họ đã điều các máy bay nhỏ để đối phó với các đàn châu chấu xâm lược.


Truyền thông Kenya đưa hình ảnh cảnh sát bắn đạn và hơi cay vào đàn châu chấu, trong khi người dân đập vào xô và bấm còi xe để xua đuổi chúng. Vùng Laikipia phía bắc Kenya có kế hoạch phun thuốc trừ sâu từ trên không.


“Chúng có hàng triệu con và sẽ ăn hết thực vật ở đây”,
Peter Learpanai, một người chăn nuôi ở vùng Samburu, cho biết. Ông đang phải rũ áo để đuổi châu chấu. “Chính phủ phải làm gì đó mạnh tay để đối phó với chúng”.

Cập nhật: 05/03/2020 Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video