Hành trình vòng quanh thế giới của lữ khách mù đặc biệt nhất lịch sử

James Holman được cho là một trong những nhân vật đáng chú ý nhất trong lịch sử du lịch và khám phá thế giới. Ông đã đi những nơi rất xa và đến thăm nhiều quốc gia khác nhau.

Sinh ra ở Exeter, Anh vào năm 1786, Holman bị mù ở tuổi đôi mươi vì một căn bệnh không rõ nguyên nhân. Bất chấp điều này, Holman tiếp tục dấn thân vào một cuộc hành trình vòng quanh thế giới đầy tham vọng và chưa từng có.


James Holman (15-10-1786 – 29-07-1857).

James Holman là con trai của một dược sĩ. Khi còn là một cậu bé, Holman đã có niềm đam mê đặc biệt với biển và mơ ước trở thành một thủy thủ. Năm 12 tuổi, Holman gia nhập Hải quân Hoàng gia Anh với tư cách là tình nguyện viên hạng nhất. Sự nghiệp của Holman trong hải quân đầy hứa hẹn khi nhanh chóng thăng cấp. Tuy nhiên, cuộc đời của Holman đã có một bước ngoặt lớn khi từ thấp khớp khiến Holman bị mù và đau nhức kinh niên, buộc phải giải ngũ khỏi hải quân ở tuổi 25.

Do nhận ra rằng tình trạng trên liên quan đến nghĩa vụ, hải quân đã cấp cho Holman một khoản trợ cấp và chỗ ở suốt đời tại lâu đài Windsor cùng với những người về hưu và cựu chiến binh khác. Cuộc sống ở lâu đài rất yên bình, nhưng sự yên tĩnh và cuộc sống như vậy lại không phù hợp với tính cách năng động và sôi nổi của Holman nên khiến bệnh tình còn trở nặng hơn. Một bác sĩ đã khuyên Holman nên tới một nơi có khí hậu ấm áp hơn. Sau đó, Holman quyết định đến thăm Pháp. Chuyến đi đã thay đổi cuộc đời của Holman mãi mãi.


Hành trình đầu tiên của Holman.

Holman quyết tâm từ bỏ cuộc sống nhàm chán trước đây và tiếp tục khám phá thế giới. Năm 1819, Holman bắt đầu cuộc hành trình mà sau này trở thành một trong những cuộc hành trình vòng quanh thế giới ấn tượng nhất. Holman đã đến Pháp, Ý và Thụy Sĩ trước khi vượt Địa Trung Hải đến Bắc Phi.


Holman quyết tâm từ bỏ cuộc sống nhàm chán trước đây và tiếp tục khám phá thế giới.

Điểm dừng chân tiếp theo của Holman là Viễn Đông, nơi ông đến thăm Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác. Sau đó là một cuộc hành trình đến Siberia, nơi Holman bị buộc tội làm gián điệp, bị cầm tù và bị đày ải như một kẻ thù của Sa hoàng. Người Nga tin rằng một người mù không thể đi du lịch nên chắc chắn Holman giả bệnh. Tại Châu Phi, Holman đã tham gia đấu tranh chống nạn buôn bán nô lệ, giúp thành lập quốc gia ngày nay gọi là Guinea Xích đạo. Trên đảo Fernando Po, nay là một phần của Guinea Xích đạo, sông Holman được đặt tên để vinh danh ông.


Holman đã đi những nơi rất xa và đến thăm nhiều quốc gia khác nhau.

Hành trình vòng quanh thế giới của Holman đáng chú ý không chỉ vì tình trạng khuyết tật của anh ấy mà còn vì phạm vi của những chuyến đi. Holman đã đi những nơi rất xa và đến thăm nhiều quốc gia khác nhau, khiến đây trở thành một trong những chuyến du hành đầy tham vọng và ấn tượng nhất của thế kỷ 19. Holman di chuyển bằng các giác quan khác của mình và vô cùng thành thạo trong việc sử dụng gậy chống. Holman cũng thường chạm vào bất cứ thứ gì để hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh mình. Holman sẽ lướt tay trên những bức tường gạch, tác phẩm điêu khắc và đôi khi là cả con người.

Holman đã thực hiện những chuyến hành trình cuối cùng của mình qua Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Moldavia, Montenegro, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi trở về từ chuyến đi, Holman đã hoàn thành bản thảo của cuốn sách tiếp theo của mình, Holman's Narratives of His Travels. Thật không may, Holman qua đời chỉ một tuần sau đó và bản thảo này không bao giờ được xuất bản, thậm chí ngày nay được cho là đã thất lạc.

Cập nhật: 01/07/2023 VietnamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video