Hé lộ nguyên nhân sao Hỏa không có khí quyển

Tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện bằng chứng cho thấy tới 90% bầu khí quyển ban đầu của sao Hỏa đã bị tan biến vào không gian trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của hành tinh đỏ.

Các thành viên thuộc nhóm quản lý chương trình thăm dò sao Hỏa của tàu Curiosity đã công bố những phát hiện mới của cỗ máy thám hiểm triệu đô tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên đoàn Khoa học địa chất châu Âu 2013 ở Vienna, Áo.

Thiết bị phân tích mẫu trên sao Hỏa (SAM) của tàu Curiosity đã tiến hành phân tích một mẫu không khí hồi tuần trước nhờ một quá trình cô đặc các chất khí thu thập được. Kết quả đã cung cấp các phép đo chính xác nhất từ trước đến nay về những đồng vị của agon trong khí quyển sao Hỏa. Đồng vị là các biến thể của cùng một nguyên tố với khối lượng nguyên tử khác nhau.


Hình minh họa tàu thám hiểm Curiosity hoạt động trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA)

"Chúng tôi đã khám phá dấu hiệu rõ ràng và mạnh mẽ nhất về sự mất mát khí quyển trên sao Hỏa", Sushil Atreya, một chuyên gia phụ trách thiết bị SAM đến từ Đại học Michigan, cho biết.

Thiết bị SAM phát hiện, khí quyển của sao Hỏa có chứa một đồng vị ổn định và nhẹ hơn (argon-36) nhiều gấp 4 lần số lượng của một đồng vị nặng hơn (argon-38). Điều này đã giúp loại bỏ những mập mờ trước đây về tỉ lệ đồng vị trong khí quyển của hành tinh đỏ, vốn dựa trên các đo đạc năm 1976 từ dự án Viking của NASA và từ lượng nhỏ agon chiết xuất từ các thiên thạch sao Hỏa.

Tỉ lệ mới phát hiện thấp hơn nhiều tỉ lệ đồng vị trong khí quyển thuở ban đầu của hệ Mặt trời. Nó ám chỉ sao Hỏa đã trải qua một quá trình rò rỉ đồng vị nhẹ nhiều hơn đồng vị nặng.

Các nhà nghiên cứu cũng đã hé lộ kết quả kiểm tra thời tiết sao Hỏa của tàu Curiosity. Nhờ thiết bị REMS do Tây Ban Nha trang bị, tàu Curiosity đã đo nhiều biến số trong bầu khí quyển sao Hỏa hiện nay. Mặc dù nhiệt độ không khí hàng ngày trên hành tinh đỏ liên tục tăng kể từ khi quá trình đo đạc bắt đầu cách đây 8 tháng và hiện tượng này không liên quan tới vị trí của tàu thăm dò nhưng độ ẩm lại có dấu hiệu khác biệt rất lớn giữa những địa điểm khác nhau trên đường di chuyển của Curiosity.

Theo NASA, đây là những đo đạc có hệ thống đầu tiên về độ ẩm trên sao Hỏa. Các vết bụi không tồn tại bên trong hố Gale - nơi tàu Curiosity đáp xuống hành tinh đỏ, nhưng các cảm biến của thiết bị REMS phát hiện nhiều dạng gió lốc trong 100 ngày đầu tiên của sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa.

"Một trận gió lốc có thể xảy ra rất nhanh chóng, chỉ trong vài giây và thay đổi tùy theo sự kết hợp của nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, sự dao động của cơn gió và trong một vài trường hợp cả sự suy giảm của bức xạ cực tím", Javier Gómez-Elvira - trưởng nhóm phụ trách thiết bị REMS đến từ Trung tâm Sinh học thiên văn ở Madrid nói.

Các chuyên gia tiết lộ, cho tới hết tháng 4, tàu Curiosity sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động hàng ngày theo chỉ đạo đã nhận được từ tháng 3. Không có yêu cầu nào mới được gửi tới tàu thám hiểm này trong thời gian 4 tuần, khi sao Hỏa di chuyển gần phía sau Mặt trời, nhìn từ Trái đất. Thế hình học này xảy ra cứ 26 tháng một lần và được gọi là sự giao hội sao Hỏa - Mặt trời.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video