Hệ thống miễn dịch bị phá hủy vì quá sạch sẽ?

Chính việc việc giữ gìn vệ sinh quá kỹ hay lối sống sống quá sạch sẽ được cho là có liên quan đến sự gia tăng đáng báo động của các bệnh tự miễn dịch và dị ứng ở các nước phương Tây, theo giáo sư Barbara Fazekas de St Groth, làm việc tại Viện Nghiên cứu Centenary, Sydney, Úc. Nhưng câu trả lời cho tình thế khó xử này có thể nằm trong ruột của chúng ta.

Trong một bài báo đăng trên Tạp chí The Conversation, Giáo sư Fazekas de St Groth, viết về việc gắn kết các bằng chứng về "giả thuyết vệ sinh": Một lý thuyết cho thấy mối liên kết giữa việc gia tăng mức sống và các bệnh liên quan đến miễn dịch như dị ứng, bệnh tiểu đường loại 1 và bệnh đa xơ cứng.

Giáo sư Barbara Fazekas de St Groth đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ "Giả thuyết vệ sinh"

"Chúng tôi không biết chính xác lý do tại sao các bệnh này tiếp tục tăng mặc dù mức sống được cải thiện. Nghiên cứu này cho thấy nguyên nhân gia tăng của các bệnh liên quan đến miễn dịch, nhưng chúng tôi vẫn chưa khám phá ra các vi sinh vật cụ thể nào đóng vai trò chủ đạo gây ra các chứng bệnh này".

"Một cách để thu hẹp lĩnh vực rất lớn của các yếu tố gây bệnh, có thể là cách tiếp cận vấn đề từ điểm cuối. Bởi sự hiểu biết sâu hơn về hệ miễn dịch và làm thế nào các yếu tố môi trường, vệ sinh có thể thay đổi chức năng của hệ miễn dịch của cơ thể."

Giáo sư Fazekas de St Groth tuyên bố rằng, sự phát hiện của một nhóm nhỏ, nhưng hoàn toàn cần thiết của các tế bào T, trong hệ thống miễn dịch là rất quan trọng: Các tế bào T ức chế hay còn gọi chung là tế bào T điều hòa (hoặc Tregs), điều khiển phản ứng miễn dịch không mong muốn, chẳng hạn như các dị ứng và các bệnh tự miễn dịch.

"Các tế bào T điều hòa (Tregs) được phân bố khắp cơ thể, đặc biệt là tại các vị trí có thể sẽ gặp phải vi khuẩn gây bệnh. Nơi quan trọng nhất là đường ruột, nơi túc trực của hơn 90% các tế bào miễn dịch của cơ thể."

"Ràng buộc này hoàn toàn khớp với giả thuyết vệ sinh vì nó giải thích làm thế nào một sự kiện truyền nhiễm bệnh, xảy ra lần đầu trong cuộc sống (trong đường ruột) có thể tạo ra một hiệu ứng lâu dài trên hệ thống miễn dịch."

Giáo sư Fazekas de St Groth phát biểu: Chúng tôi chỉ mới bắt đầu hiểu được vi khuẩn đường ruột, nhiều vi khuẩn đường ruột không thể được nuôi cấy và chúng chỉ được phát hiện bằng cách xác lập trình tự ADN.

Hiện nay, trong một nỗ lực lập trình tự của "chương trình cộng đồng vi sinh vật ở người (bao gồm: vi khuẩn, vi rus và nấm)", cũng giống như chương trình giải mã bộ gen người, sẽ là nền tảng, cho các nghiên cứu sâu hơn nữa để hiểu được cơ chế hoạt động của các vi khuẩn đường ruột.

"Mối quan tâm chính hiện nay là liệu các kết quả nghiên cứu mới có đến kịp thời, nhằm bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên ở đường ruột của chúng ta trước khi quá muộn".

Hồ Duy Bình (Theo Sydney.edu.au)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video