Hiểm họa vẫn còn tại nhà máy điện hạt nhân Nhật

Dư luận thế giới an tâm hơn khi các công nhân đưa được dây điện tới các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I tại Nhật Bản, song trên thực tế những nhiệm vụ khó và nguy hiểm nhất vẫn chưa được giải quyết.


Các chuyên gia và công nhân trong nhà máy Fukushima I. Nguồn: Internet

Nhóm công nhân và chuyên gia tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đã dẫn được dây điện tới 6 lò phản ứng, bất chấp nhiệt độ cao bên trong lò luồng hơi phóng xạ. Thành công của họ khiến dư luận hy vọng thảm họa đang lắng dịu. Nhưng các kỹ sư hạt nhân nói rằng, những nhiệm vụ nguy hiểm và khó khăn nhất vẫn ở phía trước. Việc hoàn thành chúng phụ thuộc vào đội sửa chữa lò, New York Times cho hay.

Chẳng hạn, đội sửa chữa sẽ phải dùng tay để dẫn hàng trăm lít nước và khí nhiễm phóng xạ từ các máy bơm, đường dẫn ra khỏi hệ thống làm nguội. Những bơm và đường ống đó nằm bên dưới các lò phản ứng nóng rực.

Mức độ cấp thiết của việc chặn đà phát tán của chất phóng xạ từ nhà máy được thể hiện qua việc giới chức y tế cảnh báo trẻ em không nên uống nước từ vòi. Cảnh báo này được áp dụng với cả thủ đô Tokyo – nơi cách nhà máy tới 250 km về phía tây nam.

Chúng tôi có ít nhất từ 10 ngày tới hai tuần để ngăn chặn một tình huống xấu trước khi chính phủ tuyên bố sự cố hạt nhân chấm dứt”, Michael Friedlander, người vận hành lò hạt nhân tại nhà máy Fukushima I trong 13 năm, nói.

Giới kỹ sư hạt nhân ngày càng lo ngại về một vấn đề nữa. Đó là muối tích tụ bên trong các lò phản ứng khiến nhiệt độ bên trong lò tăng nhanh hơn. Trong tình huống xấu nhất, khi lượng muối trong lò quá lớn, nhiệt trong lò sẽ tăng tới mức các thanh uranium tan chảy và chất phóng xạ phát tán ra ngoài. Sự tích tụ của muối có thể khiến nhóm "Fukushima 50" phải hành động gấp gáp hơn.

Richard T. Lahey, người đảm nhận chức vụ trưởng nhóm bảo đảm an toàn của tập đoàn General Electric khi tập đoàn này lắp đặt các lò phản ứng tại nhà máy Fukushima I, nói rằng, do người ta bơm nước biển vào lò phản ứng nên khi nước biển bốc hơi, muối trong nước nằm lại. Lahey tính toán rằng, gần 145.000 kg muối đang tích tụ trong lò phản ứng số 1, hơn 250.000 kg muối trong lò số 2. Lượng muối trong lò phản ứng số 3 có thể còn lớn hơn nữa.

Câu hỏi lớn bây giờ là: Bao nhiêu muối vẫn còn hòa tan trong nước và tỷ lệ muối tạo thành lớp bao quanh các thanh nhiên liệu uranium là bao nhiêu?

Lớp muối cô lập các thanh nhiên liệu với nước khiến chúng tăng nhiệt nhanh hơn. Nếu độ dày của lớp muối đủ lớn, chúng có thể chặn nước chảy vào giữa các thanh nhiên liệu. Do các thanh nhiên liệu nóng dần lên, lớp vỏ kẽm bên ngoài có thể nứt hoặc vỡ, giải phóng chất phóng xạ iốt ra ngoài ở dạng khí. Thậm chí, sự nứt vỡ của lớp vỏ kẽm còn có thể khiến uranium tan chảy và giải phóng thêm chất phóng xạ ra ngoài.

Tuy nhiên, một phần muối có thể lắng xuống đáy lò phản ứng chứ không bám vào các thanh nhiên liệu.

Giới chức Nhật Bản thông báo, một phần nước biển dùng để làm nguội lò đã trở lại đại dương. Điều đó có nghĩa là một phần muối đã ra khỏi lò cùng với chất phóng xạ. Tuy nhiên, tỷ lệ muối còn trong lò vẫn lớn hơn so với lượng muối đã ra ngoài.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video