Hiện thực hay chỉ là ma trận?

Đó là câu hỏi tồn tại ít nhất trong vài thiên niên kỷ, và giờ đây một nhóm chuyên gia tuyên bố cuối cùng đã tìm được cách kiểm tra giả thuyết này.

Loạt phim Ma trận với phần 1 được công chiếu vào năm 1999 không những đưa tài tử Keanu Reeves lên hàng ngôi sao thế giới mà còn gieo vào đầu óc những người đa nghi về sự hiện hữu của thế giới hiện tại. Phải chăng chúng ta không phải đang sống thật, mà bị trói buộc trong một vũ trụ do cỗ máy tính khổng lồ dựng nên? Và loài người bị một trí thông minh nhân tạo tà ác dùng làm năng lượng vận hành cỗ máy đó. Nói cách khác, liệu con người đang sống thực sự hay chỉ là những viên pin sinh học?

Trên thực tế, câu hỏi trên đã xuất hiện hàng ngàn năm nay. Tất nhiên khi mới đặt vấn đề, các triết gia thời đó không dùng từ “ma trận”. Một trong những câu hỏi đầu tiên được đặt ra về thực hư của thế giới xuất hiện trong công trình Nền cộng hòa của Plato, trong nỗ lực mô tả về sự tồn tại của một tình trạng phi hiện thực của thế giới. Triết gia Hy Lạp Plato, được nhiều người công nhận là cha đẻ của triết học phương Tây cho rằng, hiện thực có thể chẳng qua chỉ là những cái bóng trong hang. Và người ở trong, chưa bao giờ rời khỏi cái hang, có thể không nhận thức được điều đó.


Trong loạt phim Matrix, thế giới hiện tại chỉ là mô hình do máy tính dựng nên

Theo Plato, cách duy nhất để xác nhận được đây là thế giới thực là phải dựa vào công trình nghiên cứu cặn kẽ về toán và hình học, nhằm đưa ra các gợi ý về bản chất thật của thế giới. Đến thời của triết gia người Pháp Rene Descartes, với các công trình nghiên cứu thường được dùng để giới thiệu tổng quát về siêu hình học, vấn đề trên lại được nêu ra. Descartes đề cập đến một con quỷ tham lam mà ông cho rằng đang kiểm soát cả vũ trụ, khiến con người chẳng phát hiện được rằng họ đang sống trong một thế giới ảo.

Sau gần 2.000 năm kể từ khi Plato cho rằng những cảm giác của con người đã giới hạn khả năng nhận thức của họ, khiến họ chỉ thấy được sự phản chiếu mờ nhạt của hiện thực, một nhóm chuyên gia tuyên bố đã tìm được cách giải câu đố hóc búa. Phát biểu trên chương trình Today của Đài BBC Radio 4, Giáo sư Silas Beane, nhà vật lý học lý thuyết của Đại học Bonn (Đức) cho hay nhóm của ông đã nghĩ ra phương pháp thử nghiệm giả thuyết về ma trận, với hy vọng sẽ mở ra một giai đoạn mới của sự khám phá. Ông đề nghị sử dụng các mô hình toán học gọi là Lưới QCD trong nỗ lực tái tạo một ma trận trên thực tế, hay mô hình của vũ trụ do máy tính kiểm soát. Lưới QCD là một sự tiếp cận phức tạp, nhằm kiểm tra các hạt cơ bản như hạt quark và gluon liên kết với nhau để tạo thành proton và neutron trong không gian 3 chiều.

Theo báo cáo trên chuyên san arXiv, Giáo sư Beane nói: “Chúng tôi tự xem mình là nhà kiến thiết ở tầm vũ trụ, do chúng tôi tính toán được những tương tác giữa các hạt bằng cách thiết lập không gian và thời gian theo dạng lưới và đặt chúng vào một cái hộp”. Trên lý thuyết, xây dựng được mô hình vật lý ở mức độ nền tảng được cho là tương đương với việc tái tạo hoạt động của bản thân vũ trụ.

Giới triết gia đã đón nhận thông tin này với thái độ hoài nghi như mọi khi. Họ cho rằng vẫn còn việc phải làm trước khi xác định được liệu vũ trụ này là một ma trận hay không? Hay nói một cách cụ thể, như theo tiến sĩ Peter Millican của Đại học Oxford (Anh), chứng cứ mà nhóm ông Beane đưa ra vẫn chưa thuyết phục lắm.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video