Hiểu cơ chế vận hành của những vật quen thuộc chỉ trong 1 bức ảnh

Điều gì đang xảy ra bên trong máy khâu, ổ khóa, hay thậm chí là... phéc-mơ-tuya?

Cơ chế vận hành của những đồ vật hàng ngày

Khi bạn nhìn thấy chiếc máy khâu, ổ khóa, hay đơn giản chỉ là... việc kéo phéc-mơ-tuya, đã bao giờ bạn tò mò về cơ chế vận hành của chúng chưa?

Ví dụ như vì sao phải dùng đúng chìa khóa mới mở được ổ khóa hay cơ chế nào giúp cho máy khâu "se chỉ luồn kim" một cách tuyệt diệu như vậy?

Những bức ảnh dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi đó.

1. Cơ chế trong máy khâu


Lời giải cho rất nhiều thắc mắc của tuổi thơ.

Phía bên dưới mũi kim khâu là một bộ phận mang tên "con thoi móc" - shuttle hook. Sợi chỉ bắt nguồn từ cuộn chỉ bên trong con thoi sẽ theo mũi kim đưa xuống dưới lớp vải. Sau đó con thoi sẽ giữ sợi chỉ, vòng ra phía sau rồi móc vào sợi nguồn để thắt nút.

2. Cơ chế vận hành chìa khóa - ổ khóa

Bức hình này đã đủ giải đáp thắc mắc cho bạn chưa?


Một bức ảnh hết sức dễ hiểu phải không?

Ổ khóa trong hình là loại ổ khóa thường được sử dụng phổ biến nhất - khóa lẫy. Loại khóa này gồm một trục khóa hình trụ bên trong là các lẫy nhỏ có thể tách rời với độ dài ngắn khác nhau.

Thông thường, các lẫy khóa sẽ nằm chắn giữa trục khóa và vỏ sắt, khiến ta không thể xoay. Tuy nhiên khi gặp được chìa có răng thích hợp, các lẫy khóa tĩnh sẽ thoát ra khỏi trục, giúp ta có thể xoay và mở khóa dễ dàng.

3. Cơ chế... kéo khóa quần

Khóa kéo - còn gọi là Phéc-mơ-tuya (fermeture tiếng Pháp) là dụng cụ phổ biến để cài ghép tạm thời hai mép vải với nhau.

Phéc - mơ - tuya có cấu tạo gồm 2 phần: con trượt và hai dải vải chứa hàng trăm chiếc răng. Phần con trượt có thể di chuyển dọc theo răng, với rãnh hình chữ Y bên trong để khớp hay tách hai dãy răng lại tùy theo hướng di chuyển.

Trong tiếng Anh, khóa kéo được gọi là zipper - do âm thanh đặc trưng phát ra khi kéo (tiếng zip).

4. Cơ chế vận hành của đồng hồ

Bên trong mỗi chiếc đồng hồ đều có một hệ thống như bức hình dưới đây.


Hệ thống đĩa Geneva.

Hệ thống này được gọi là đĩa Geneva, ra đời vào thế kỷ XVII. Hệ thống bao gồm một đĩa chuyển động tròn với một mấu nhỏ (còn gọi là pin) phía trên - sao cho khi chuyển động pin sẽ được khớp với rãnh của bánh răng, giúp bánh di chuyển theo từng nấc.

Cái tên "Geneva" xuất phát từ ứng dụng đầu tiên của hệ thống: sản xuất đồng hồ tại Geneva (Thụy Sĩ). Ngoài ra, hệ thống này còn xuất hiện trong một số lĩnh vực khác như máy chiếu phim.

5. Động cơ xe vận hành như thế nào?

Điều giúp các loại xe vận hành nhịp nhàng chính là động cơ, và một trong những động cơ phổ biến nhất hiện này là loại 4 xi-lanh. Vậy cách động cơ này vận hành như thế nào?


Phần màu xanh là nhiên liệu và không khí, phần màu đỏ là quá trình kích nổ, còn màu đen là khí thải.

Loại động cơ này bao gồm 4 xi-lanh xếp thẳng hàng, bên trong mỗi xi-lanh có chứa một piston chuyển động lên xuống. Quá trình này kết hợp cùng các chuyển động quay của trục khuỷu truyền động, giúp cho xe có thể vận hành.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video