Hình ảnh cho thấy smartphone có thể bẩn gấp 10 lần bồn cầu

Điện thoại di động cũng là một trong những món đồ công nghệ “bẩn” không kém với số lượng vi khuẩn nhiều gấp 10 lần so với bồn cầu.

Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh chiếc bàn phím bình thường cũng có số lượng vi khuẩn nhiều gấp 100 lần so với chiếc bồn cầu, trong khi đó điện thoại di động cũng là một trong những món đồ công nghệ “bẩn” không kém với số lượng vi khuẩn nhiều gấp 10 lần so với bồn cầu.

Các vi khuẩn này không thể nhìn thấy bằng mắt thường, do đó mà chúng ta không thể biết được chiếc smartphone mình đang cầm có nhiều vi khuẩn đến thế nào.


Sự phát triển của vi khuẩn trên smartphone sau 3 ngày trong đĩa Petri.

Nhằm nghiên cứu mức độ vi khuẩn trên những chiếc điện thoại di động ngày nay, một số sinh viên tại khoa vi sinh trường đại học Surrey đã tiến hành một vài thử nghiệm thú vị. Họ lấy một số mẫu vỏ điện thoại smartphone và sau đó cho ngâm vào dung dịch Petri để kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn. Giúp chúng ta dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.

Trong nhiều trường hợp, các vi khuẩn được phát hiện là tương đối vô hại, nhưng trên một số trường hợp, các vi khuẩn mang bệnh Staphylococcus aureus đã được phát hiện. Người ta cho rằng 20 phần trăm của người mang lâu dài của các lỗi, mà thường ẩn nấp bên trong hốc mũi.


Các vi khuẩn Staphylococcus phát triển rất mạnh trên một số mẫu điện thoại trong thử nghiệm.

Sau ba ngày, những hình ảnh nhận được thực sự gây sốc. Không chỉ số lượng vi khuẩn phát triển một cách chóng mặt, mà trong đó các sinh viên này còn phát hiện những vi khuẩn có hại mang mầm bệnh. Các vi khuẩn này có thể lây lan dễ dàng qua việc tiếp xúc với các bề mặt , trong khi việc sử dụng smartphone là quá đỗi bình thường khiến cho không ai nghĩ đến việc phải rửa tay sau khi cầm điện thoại.

Nhiều người lành mang vi khuẩn Staphylococcus aureus trên da và trong mũi của họ mà không nhận được sick. Nhưng khi da bị đâm thủng hoặc bị hỏng, tụ cầu khuẩn có thể nhập vào các vết thương và gây nhiễm trùng. Nó là một nguyên nhân phổ biến của nhiễm trùng tụ cầu khuẩn bao gồm ngộ độc thực phẩm, bệnh chốc lở và thậm chí nhiễm trùng huyết.


Vi khuẩn Staphylococcus có thể tồn tại trên da mà không gây bệnh. Nhưng khi những vùng da này bị tổn thương, các vi khuẩn này có thể là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng máu và ngộ độc.

Thí nghiệm trên của các sinh viên được tiến hành trên yêu cầu của tiến sĩ Simon Park tại trường đại học Surrey. Tiến sĩ Simon cho biết: “mức độ vi khuẩn trên những chiếc smartphone này là gấp 10 lần so với mức độ cho phép, trong đó có những loại vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus và Bacillus có thể lây nhiễm qua đường hô hấp và qua tổn thương trên da nếu tiếp xúc. Do đó mà smartphone có thể là nguy cơ gây bệnh rất lớn trong xã hội hiện đại ngày nay”.

Một phát hiện vi khuẩn Bacillus mycoides được. Vi khuẩn này thường được tìm thấy trong đất, trong đó cho thấy điện thoại hoặc sử dụng của nó đã được tiếp xúc với đất gần đây. Mycoides Bacillus được tìm thấy trong thuốc trừ sâu phổ biến và được sử dụng để ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại và nấm


Vi khuẩn Bacillus này thường được tìm thấy trong các mẫu đất và thuốc trừ sâu.

Một vài nghiên cứu khoa học gần đây cũng cảnh báo khoảng 14,7 triệu chiếc điện thoại di động trong tổng số 63 triệu chiếc trên nước Anh là mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe của người sử dụng.

Theo Trí Thức Trẻ, Daily Mail
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video