Hồ thủy điện Tam Hiệp lớn đến mức khi nó đầy nước, vòng quay Trái đất sẽ chậm lại và thời gian một ngày dài ra

Tuy thay đổi sẽ rất nhỏ, nhưng không thể phủ nhận khả năng ảnh hưởng của nó tới vòng quay của Trái đất.

Có một sự thật như thế này: Những trận động đất lớn có thể gây ảnh hưởng tới chuyển động quanh trục của Trái đất, giảm độ dài ngày, làm biến dạng bề mặt hành tinh hay thậm chí khiến cả Bắc Cực xê dịch chút đỉnh. Tuy nhiên, tất cả những biến đổi trên đều vô cùng nhỏ, không đủ để ta cảm nhận thấy nhưng khoa học vẫn có cách để tính ra những thay đổi trên, dù con số có tí hon tới mức nào.

Bất cứ hành động nào có liên quan tới chuyển động của một khối lượng vật chất lớn đều ảnh hưởng tới vòng quay Trái đất, từ thời tiết theo mùa cho tới xe đi lại trên mặt đất”, giáo sư Benjamin Fong Chao tới từ Trung tâm Du hành Không gian Goddard, NASA nhận định.

Vậy không có gì kỳ lạ khi đập Tam Hiệp, công trình thủy điện lớn nhất thế giới (tính theo công suất lắp đặt là 22.500 MW), có khả năng ảnh hưởng tới chuyển động quanh trục của Trái đất. Khi đầy, mực nước của hồ chứa Tam Hiệp sẽ cao 175 trên mực nước biển; hồ dài tới 660 km, rộng 1,12km, thể tích hố lên tới 39,3km3, tức lượng nước hồ Tam Hiệp khi đầy sẽ nặng tới 42 tỷ tấn.


Đập Tam Hiệp.

Một khối lượng lớn tới vậy sẽ ảnh hưởng tới vòng quay của Trái đất, cụ thể là tới mô-men quán tính của chuyển động quay. Hãy lấy ví dụ về vận động viên trượt băng đang xoay tại chỗ: khi cánh tay của họ gần với trục quay, mô-men quán tính giảm và tốc độ quay của họ tăng lên; khi duỗi tay ra, tốc độ quay sẽ chậm lại.

Việc hồ Tam Hiệp đầy nước cũng giống như việc vận động viên trượt băng duỗi tay ra vậy; do một lượng nước khổng lồ dồn lại một chỗ, khối lượng của Trái đất dịch ra xa trục quay hơn và từ đó tốc độ quay của Trái đất chậm lại. Trên lý thuyết là thế, nhưng con số thực tế không quá lớn, do 42 tỷ tấn nước chẳng nhằm nhò gì với khối lượng Trái đất là 5.972 tỷ tỷ tấn.

Các nhà khoa học NASA tính toán ra rằng, khối lượng nước lớn của hồ Tam Hiệp sẽ tăng độ dài ngày lên 0,00000006 giây. Nếu không có biến động gì khác, và tiếp tục giả định nước hồ sẽ giữ nguyên mức trên để độ dài ngày liên tục cộng dồn thêm 0,00000006 giây, thì vào năm 47.650, thời gian trong ngày sẽ tăng thêm được 1 giây.

Sức ảnh hưởng quá nhỏ để ta cảm thấy được, nhưng ít nhất toán học vẫn cho ta câu trả lời xem ảnh hưởng ấy nhỏ nhường nào.

Cập nhật: 02/07/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video