Hóa chất và bệnh ung thư

"Công nhân trong các tiệm làm móng tay thường xuyên tiếp xúc với các sản phẩm có chứa nhiều hợp chất có thể gây hại, một số trong đó là chất gây ung thư hoặc gây rối loạn nội tiết, nhưng phần lớn các sản phẩm này không được kiểm soát và đánh giá đúng về mức độ an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng", theo Quách Thu, Tiến sĩ dịch tễ học, làm việc tại đại học UC Berkeley, Hoa Kỳ, đồng thời là một nhà nghiên cứu về bệnh ung thư tại The Cancer Prevention Institute of California, Fremont, California, Hoa Kỳ. "Nhiều người trong số những phụ nữ này làm việc suốt 12 giờ/ ngày, trong các cửa hàng nhỏ thông gió kém."


Hoá chất thường thấy trong sơn bóng móng tay và các sản phẩm khác được cho là có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh ung thư và các rủi ro sức khoẻ khác. (Ảnh: Latina)

Hiện Quách Thu, đang tiến hành các nghiên cứu được tài trợ bởi The UC-administered California Breast Cancer Research Program, nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa việc các công nhân trong các tiệm làm móng tay thường xuyên tiếp xúc với các sản phẩm có chứa nhiều hóa chất độc hại với bệnh ung thư vú, rối loạn nội tiết hay các nguy cơ khác cho sức khỏe mà họ thường gặp phải.

Mục tiêu của chúng tôi là lĩnh vực nghiên cứu bệnh ung thư vú bằng cách tiếp cận những nguyên nhân ban đầu, cơ bản nhất có thể dẫn tới bệnh”, theo Mhel Kavanaugh-Lynch, giám đốc chương trình the UC-administered California Breast Cancer Research Program, “Nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm thực tế của những người đã và đang đối phó trực tiếp với bệnh ung thư vú. Chúng tôi cung cấp cơ hội cho những người ủng hộ và các nhà nghiên cứu bắt tay cùng nhau trả lời những câu hỏi khẩn cấp của họ một cách khoa học.

Hóa chất liên quan đến bệnh ung thư

Mối quan tâm chính của các chương trình nghiên cứu là các hóa chất thông thường hiện diện trong tất cả mọi thứ từ thuốc trừ sâu cho tới mỹ phẩm mà có thể gây bệnh cho các tế bào vú, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ. Một hiểu lầm phổ biến hiện nay là phụ nữ bị ung thư vú chủ yếu là do gen di truyền của gia đình. Nghiên cứu mà Quách Thu đang tiến hành, chỉ là một trong nhiều nghiên cứu nhằm tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ung thư vú từ môi trường sống và làm việc của người bệnh và tìm câu trả lời hợp lý cho cái lý do là tại sao có một vài nhóm người lao động trong những ngành nghề nhất định lại dễ vướng phải căn bệnh này. 

Tiến sĩ Quách Thu, đại học UC Berkeley, Hoa Kỳ

Có hơn 80.000 hóa chất đang lưu hành trên thị trường Mỹ, mà phần lớn không được kiểm soát và đánh giá đúng về mức độ an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Hiện tại, mỗi ngày có hơn 33,5 triệu tấn sản phẩm hóa học được sản xuất hay nhập khẩu vào Hoa Kỳ, theo Megan Schwarzman, nhà nghiên cứu tại the Center for Occupational and Environmental Health in UC Berkeley's School of Public Health, Hoa Kỳ.

Đối với Quách Thu, nghiên cứu này bắt nguồn từ lý do cá nhân bởi mẹ cô, chuyên gia săn sóc sắc đẹp, đã trải qua hơn 15 năm tiếp xúc với các loại mỹ phẩm hàng đầu. Mẹ của Quách Thu tin rằng bệnh đau đầu và kích ứng da của mình có nguyên nhân bắt nguồn từ công việc chăm sóc sắc đẹp. Khi mẹ cô qua đời vì bệnh bạch cầu trong năm 2005, Quách Thu đã quyết định cống hiến sự nghiệp của mình cho việc nghiên cứu. Và ngay từ khi còn là một nghiên cứu sinh tại Đại học UC Berkeley, cô đã bắt đầu tập trung vào nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa việc các công nhân trong các tiệm làm móng tay thường xuyên tiếp xúc với các sản phẩm có chứa nhiều hóa chất độc hại với bệnh ung thư vú, rối loạn nội tiết hay các nguy cơ khác cho sức khỏe mà họ gặp thường phải.

Những lo ngại đầu tiên về tác hại của các loại hóa chất độc hại có trong các mỹ phẩm được phản ánh bởi các khách hàng, nhưng không một ai nhận ra nạn nhân chính lại là những công nhân đang tiếp xúc trực tiếp với hóa chất,” theo Quách Thu, “khi bạn đi vào các tiệm làm móng tay, bạn có thể ngửi thấy mùi nồng nặc của các hóa chất này và dĩ nhiên bạn biết rằng ngửi mùi này nhiều có thể gây bệnh.”

Trong số các hoá chất độc hại thường được tìm thấy ở tiệm làm móng là chất gây ung thư có tên gọi formaldehyde, ngoài ra, còn có hai chất khác có liên quan đến việc sẩy thai và dị tật bẩm sinh có tên gọi là toluene và dibutyl phthalate. Trong khi đó hơn ½ số phụ nữ làm việc trong các tiệm làm móng đang ở trong độ tuổi sinh đẻ, theo Quách Thu.

Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rõ ràng các mối liên quan giữa việc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại và các vấn đề về sức khỏe của người lao động. Họ đề xuất các cơ sở làm móng tay nên quy định công nhân phải đeo găng tay và khẩu trang khi làm việc cũng như nên mở cửa sổ để tăng thông khí và đậy nắp lọ sơn móng tay khi không sử dụng.

------------------------------------------------------------------------

Hồ Duy Bình
Địa chỉ: Trung tâm Thông tin Thư viện – Đại học Tiền Giang- số 119, ấp Bắc, phường 5,TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Email: hoduybinhdhtg@cooltoad.com

Hồ Duy Bình
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video