Hoa cũng biết <i>"vẫy khách"</i>

Không chỉ quyến rũ bằng màu sắc, các bông hoa còn biết "vẫy" côn trùng bay qua tới thụ phấn cho chúng.

Hoa sea campion đung đưa theo gió để "chài" côn trùng đến thụ phấn. (Ảnh: sjc-photography)

Phát hiện mới đây của các nhà khoa học đã lý giải vì sao nhiều bông hoa phấp phới trong gió nhẹ và tiết lộ một mẹo thu hút kẻ thụ phấn mà tới nay mới được biết đến.

John Warren từ Đại học Aberystwyth (Anh) đã tìm thấy điều này khi nghiên cứu loài hoa dại quen thuộc còn được gọi là sea campion ở bờ biển vùng phía tây xứ Wales. Ông và cộng sự đã quan sát 300 bông hoa ở các khoảng thời điểm khác nhau, đo độ cử động của chúng trong gió, mức độ côn trùng tới thăm và thời gian bao lâu, cũng như số hạt mà bông hoa tạo ra.

Warren nhận ra những bông hoa rung rinh thì thường thu hút nhiều côn trùng hơn và cũng sản xuất ra nhiều hạt hơn. Chúng cũng lôi kéo nhiều loại côn trùng tới hơn so với các bông hoa đứng yên.

"Chỉ những bông hoa lắc lư ở mức độ vừa phải là thành công trong việc tạo hạt. Những bông hoa quá ngắn và thân dày đến mức khó đu đưa thì kém thu hút hơn, còn những bông chao đảo quá mạnh thì cũng khiến côn trùng tránh xa, bởi chúng không thể đậu vững", Warren nói.

Trong nhiều năm qua, các nhà sinh vật học đã biết rằng hoa sử dụng màu sắc, mùi thơm, hình thù của cánh và phấn để thu hút những con côn trùng thụ phấn như ong và bướm. Tuy nhiên, chưa có ai từng nghiêm túc xem xét liệu hành vi chao đảo trong gió có phải là một tín hiệu "mời mọc". 

T. An (theo BBC, VnExpress)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video