Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng ruồi có thể cảm nhận được sự sợ hãi như con người cũng như nhiều cảm xúc khác.
Chuyên gia William Gibson cùng nhóm cộng sự của Viện Công nghệ California- Caltech dùng bóng tối để nghiên cứu cách ruồi phản ứng với những thứ gây sợ hãi. Họ nhốt ruồi vào một khoảng kín, nơi chúng bị chiếu nhiều lần bằng một bóng trên không. Kết quả cho thấy những con ruồi giật mình và nếu đang bay, chúng tăng tốc độ. Đôi khi, chúng bất động tại chỗ như cách phản ứng của những loài gặm nhấm.
Hành vi trốn chạy của ruồi trong thí nghiệm cho thấy chúng là loài có cảm giác sợ hãi như con người. (Ảnh minh họa: iStock)
Bóng tối còn khiến ruồi đói rời khỏi khu vực có thức ăn và mất một thời gian chúng mới quay lại nơi đó. Càng bị chiếu bóng tối, thời gian để ruồi "bĩnh tĩnh" và quay lại đĩa thức ăn càng lâu hơn.
Theo ABC Science, các nhà nghiên cứu nhận định điều này cho thấy ruồi chạy khỏi bóng tối không chỉ để trốn tránh tạm thời. Đó là một trạng thái sinh lý kéo dài như khi con người đối mặt với sợ hãi. Gibson và cộng sự cho biết tất cả những đặc điểm trên đều đúng trong nghiên cứu ở loài ruồi, từ đó có thể chúng thật sự có cảm giác sợ hãi như con người.
Nghiên cứu này giúp các nhà khoa học hiểu thêm một cách cơ bản về những yếu tố tạo nên sự sợ hãi và cảm xúc khác ở động vật, đặc biệt là con người.