Hóa giải một huyền bí về thú ở Việt Nam

Trong suốt hơn 65 năm qua, Dơi thùy tai to (tên khoa học là Paracoelops megalotis) đã tồn tại như một huyền bí về thú ở Việt Nam. Nhiều chuyên gia và một số tổ chức đã dành sự quan tâm đặc biệt, đã đầu tư kinh phí để tìm kiếm Dơi thùy tai to trong các hệ sinh thái tự nhiên của nước ta nhưng không thu được kết quả.

Giờ đây, huyền bí ấy đã được TS. Vũ Đình Thống, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cùng với các nhà khoa học Anh, Pháp, Đức và Cộng hòa Ai-len làm sáng tỏ trong một công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Zootaxa.

Nguồn cội của huyền bí


Dơi nếp mũi xinh có tên khoa học là Hipposideros pomona

Vào năm 1945, một người Pháp tên là André David-Beaulieu thu được một cá thể dơi ở Thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An). Mẫu vật đó đã được xử lý thành một tiêu bản mẫu khô với số hiệu MNHN-ZM 1947-644 nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp ở Pari (MNHN). Năm 1947, ông Jean Dorst khi đó là giám đốc Bảo tàng đã phân tích và mô tả mẫu vật khô nêu trên. Theo ông, mẫu dơi đó thuộc họ dơi nếp mũi (Hipposideridae) và khác tất cả những loài dơi đã biết.

Cụ thể, trong họ Dơi nếp mũi, chỉ duy nhất giống Coelops không có đuôi và màng đuôi kém phát triển. Mẫu dơi thu ở Vinh có đặc điểm của giống Coelops vì không có đuôi nhưng khác biệt giống Coelops vì có màng đuôi rất phát triển. Do vậy, ông đã phân loại mẫu dơi đó thuộc một giống mới với tên khoa học là Paracoelops (tiền tố “Para” trong tiếng Latinh có nghĩa là “tương tự”, “song song”…). Mặt khác, mẫu dơi thu ở Vinh có loa tai rất phát triển nên ông đặt tên loài là “megalotis” (“mega” có nghĩa là to, rộng; “lotis” có nghĩa là loa tai). Nội dung mô tả giống và loài dơi mới được đăng trên bản tin của MNHN.

Dưới góc nhìn khoa học

Kể từ năm 1947, Dơi thùy tai to được đánh giá là một giống và là loài dơi đặc hữu của Việt Nam vì không có bất kỳ ghi nhận bổ sung nào trên phạm vi toàn thế giới. Nhiều chuyên gia và một số tổ chức ở trong và ngoài nước đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với loài dơi này. Nhiều dự án điều tra dơi với phạm vi và quy mô sâu rộng đã được thực hiện ở các khu vực khác nhau thuộc miền Trung với mục đích tìm kiếm Dơi thùy tai to trong các hệ sinh thái tự nhiên. Do vậy, Dơi thùy tai to đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2000 và năm 2007. Trong Danh lục đỏ của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên của thế giới, Dơi thùy tai to đã được xếp ở cấp “CR” (cực kỳ nguy cấp) từ năm 1996 đến năm 2007 và từ năm 2008 đến nay được xếp ở cấp “DD” (thiếu dẫn liệu).

Ngày 07 tháng 7 năm 2010, TS. Vũ Đình Thống đã đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp ở Pari để nghiên cứu, kiểm tra mẫu MNHN-ZM 1947-644. Kết quả kiểm tra, phân tích và nghiên cứu cho thấy: mô tả của tác giả Jean Dorst không phản ánh xác thực đặc điểm của mẫu dơi đó. Thực tế, đuôi của cá thể dơi đã bị rút ra trong quá trình làm mẫu khô. Trên màng đuôi, dấu vết của đuôi không hiện ở mặt bụng nhưng hiện rõ trên mặt lưng. Mặt khác, kích cỡ và đặc điểm của loa tai tương tự như tai của một số loài dơi đã biết ở Việt Nam. Căn cứ vào kết những dẫn liệu tích chi tiết đặc điểm hình thái ngoài, cấu trúc xương và răng của mẫu vật, TS. Vũ Đình Thống và đồng sự đưa ra kết luận: giống Paracoelops và loài Paracoelops megalotis thực chất là kết quả phân loại sai một mẫu vật không hoàn chỉnh thuộc loài Dơi nếp mũi xinh có tên khoa học là Hipposideros Pomona. Ngày 03 tháng 10 vừa qua, kết quả của công trình nghiên cứu đó đã chính thức được công bố trên Tạp chí Zootaxa, số 3505.

Theo Báo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video