Bạn có nghĩ mình là một "sản phẩm" của những người mà bạn cộng tác?
Tom Corley, một nhân viên kế toán, một nhà hoạch định tài chính đồng thời là tác giả của cuốn “Rich Kids: How to Raise Our Children to Be Happy and Successful in Life” (Tạm dịch: ‘Con nhà giàu: Làm thế nào để nâng cao hạnh phúc và thành công trong cuộc sống của con cái chúng ta’), đã dành 5 năm để nghiên cứu thói quen của những người giàu có. Ông khảo sát về thói quen hàng ngày của 233 người giàu có và so sánh chúng với thói quen của 128 người có thu nhập thấp hơn. Sau đó ông đã ghi nhận được 334 khía cạnh chủ yếu giúp phân biệt những người giàu và người nghèo.
Bạn là "sản phẩm" của những người mà bạn cộng tác – Tom Corley.
Những gười giàu có thường “có những mối quan hệ với những người giàu”, ông nói trong cuốn sách của mình. Trong khi đó, người nghèo có “những mối quan hệ nghèo nàn”, và có thể bị phá hủy dễ dàng.
Ông nói: “Chúng ta chỉ thành công được như những người mà chúng ta dành nhiều thời gian nhất. Những người thành công, giàu có về cơ bản đều hợp tác với những người giàu có và thành công khác. Còn người nghèo lại kết giao chủ yếu với những người nghèo khác”.
Theo định nghĩa của Corley, trong mối quan hệ của những người giàu, người giàu này kết giao với người giàu khác không chỉ đơn thuần là bởi đối phương giàu có, mà vì họ còn rất “tài tình và thành công” – Corley giải thích. “Họ có thái độ đúng đắn, phù hợp. Họ vui vẻ, lạc quan và tích cực. Họ không "ngồi lê đôi mách" tám chuyện. Họ biết truyền cảm hứng cho người khác bằng cách động viên, khuyến khích để mọi người theo đuổi mục tiêu, ước mơ của mình”.
Còn trong mối quan hệ của những người nghèo, họ thường không có hạnh phúc, vui vẻ. Corley nói thêm: “Họ tiêu cực, chán nản và bi quan. Họ có thái độ mình là nạn nhân như ‘Khổ cái thân tôi!’. Họ không chịu trách nhiệm được cho những sự kiện trong cuộc sống của chính họ”.
Chúng ta chỉ thành công được như những người mà chúng ta dành nhiều thời gian nhất.
Nếu bạn muốn thoát khỏi cảnh nghèo nàn, bần cùng thì bạn cần phải thay đổi các mối quan hệ của mình – Corley cho biết. Dưới đây là 5 bước cụ thể giúp bạn biết cách “chọn bạn mà chơi”:
Hãy lập một danh sách
Liệt kê ra tất cả các mối quan hệ bạn có. Trên tập giấy ghi chép, liệt kê ra tất cả các mối quan hệ vào 1 cột ví dụ như mẹ, anh chị em, bạn tốt, đồng nghiệp…
Chọn ra những “mối quan hệ có ảnh hưởng”
Trong cột tiếp theo, hãy xem bạn dành bao nhiêu thời gian cho mỗi người. Người mà bạn dành cho hơn 1 tiếng mỗi tuần sẽ được coi là người có “mối quan hệ có ảnh hưởng” tới bạn. Xem xem những người này có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến bạn.
Đánh dấu các mối quan hệ
Trong cột thứ ba, hãy đặt một dấu cộng bên cạnh mỗi cái tên mà bạn cho rằng đó là một mối quan hệ tốt, và hãy đặt một dấu trừ nếu đó là một mối quan hệ không đáng kể.
Mẹo tương tác
Hãy lên kế hoạch để bạn có thể hạn chế thời gian cho những mối quan hệ nghèo nàn ít hơn 1 tiếng mỗi tuần. Và nếu có thể, bạn hãy tăng thời gian tiếp xúc với những mối quan hệ với người giàu.
Tìm càng nhiều mối liên hệ với người giàu càng tốt
Corley cho biết: “Hãy lập một danh sách về những người giàu có và thành công, có cả những người bạn biết và không biết. Với những người bạn không biết, bạn có thể làm quen bằng cách tham gia vào các nhóm hệ thống, nhóm công dân hay các nhóm phi lợi nhuận”. Tiếp cận mọi người bằng một cốc cà phê hay một thứ đồ uống. “Những bữa tiệc thường xuyên thực sự sẽ là cách hiệu quả nhất để phát triển các mối quan hệ của bạn”.
Hơn một nửa những mối quan hệ của bạn nên là những người giàu có – Corley nói.
Các tỷ phú như Bill Gates và Warren Buffett cũng đồng ý như vậy. Họ đã từng là bạn thân của nhau trong vòng một phần tư thế kỷ và họ nói rằng bằng cách chọn đúng nhóm bạn bè, bạn có thể thúc đẩy bản thân đạt được những mục tiêu chuyên nghiệp lớn hơn.
Buffett nói: “Bạn sẽ di chuyển theo hướng của những người mà bạn kết giao”.
“Một số người bạn có thể mang lại những điều tốt đẹp nhất cho bạn” - Gates nói thêm, “Và tốt hơn hết là hãy đầu tư vào những mối quan hệ đó”.