Hóa thạch 200 triệu năm tuổi được đặt theo tên nhà tự nhiên học nổi tiếng

Những đóng góp của David Attenborough cho thế giới bảo tồn và khoa học đã mang lại cho nhà tự nhiên học này nhiều giải thưởng trong những năm qua. Giờ đây, bổ sung vào danh sách dài các giải thưởng, là phát hiện về một loài cua móng ngựa thời tiền sử.

Ngày nay, cua móng ngựa là một loài rất hiếm, chỉ có bốn loài được biết đến trên khắp thế giới. Nhưng theo các nhà nghiên cứu tại Đại học New England ở Úc, điều này chắc chắn không giống với hàng trăm triệu năm trước. Để kỷ niệm việc phát hiện ra một sinh vật thời tiền sử như vậy, nó đã được đặt tên theo Ngài David Attenborough - một người đã truyền cảm hứng cho tình yêu thiên nhiên trong hơn 60 năm.


Một loài cua móng ngựa thời tiền sử mới được đặt theo tên của nhà tự nhiên học nổi tiếng. (Ảnh: GETTY).

Attenborolimulus superspinosus là một loại cua móng ngựa sống trong kỷ Trias, khoảng 250 đến 200 triệu năm trước. Vào thời điểm đó, cua móng ngựa đã phát triển thành một loạt các hình dạng và kích thước khác, được các nhà khoa học gọi là austrolimulid. Russel Dean Christopher Bicknell, một nhà nghiên cứu về Cổ sinh vật học tại Đại học New England, cho biết: "Chúng sống cùng với loài cua limulids - chúng ta vẫn thấy dọc theo các bãi biển của Hoa Kỳ và châu Á ngày nay". Từ năm 2018 đến năm 2019, một nhóm các nhà nghiên cứu đã khai quật ở Dãy núi Ural của Nga một bộ sưu tập các loại đá và hóa thạch độc đáo có niên đại từ kỷ Trias. Trong số các tảng đá có phần còn lại hóa thạch của một con austrolimulid chưa từng được biết đến trước đây.


Sinh vật sống cách đây 250 đến 200 triệu năm. (Ảnh: Sergey Bagirov).

Theo Tiến sĩ Bicknell, sinh vật này nhỏ hơn so với cua móng ngựa ngày nay và có khả năng là loài kiếm ăn ở tầng đáy. Trong một bài báo trên The Conversation, ông nói: "Điều khá thú vị về một số hóa thạch mà chúng tôi nghiên cứu là tìm thấy thêm dấu vết của loài giun và các động vật chân đốt khác đã sống trên mai của cua móng ngựa. Điều này cho biết chúng có thể là vật chủ cho các phần khác trong hệ sinh thái, trở thành "môi trường sống vi mô" cho các loài khác trong vùng ngập lũ Trias".

Một khi các nhà nghiên cứu chắc chắn rằng họ đã xác định được một chi và loài mới, bước tiếp theo là đặt tên cho nó. Và sự lựa chọn rất dễ dàng. Để vinh danh công việc của Sir David trong việc đưa thế giới tự nhiên lên tivi, hóa thạch được đặt tên là Attenborolimulus superspinosus. Sinh vật tiền sử cùng hơn 12 con vật khác được đặt theo tên của người phát sóng, người đã bước sang tuổi 95. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cho rằng nên công nhận công trình của Sir David trong lĩnh vực bảo tồn. Tiến sĩ Bicknell cho biết: "Điều này đặc biệt quan trọng đối với cua móng ngựa hiện nay, vì hai trong số bốn loài còn sống được coi là có nguy cơ tuyệt chủng. Và điều này là do những tác động tiêu cực với con người, bao gồm việc thay đổi môi trường sống và thu hoạch".


David Attenborough với Thái tử Charles và Công chúa Anne thời trẻ. (Ảnh: GETTY).

Các loài khác cũng được đặt theo tên của Ngài David như sư tử có túi, Microleo attenbo nhamshi. Sinh vật đã tuyệt chủng được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học New South Wales sau khi họ tình cờ tìm thấy một hóa thạch 19 triệu năm tuổi ở Khu Di sản Thế giới Riversleigh của Australia. Sir David cũng là tên gọi của loài echidna mỏ dài, Zaglossus attenbo rawhi. Nó là một trong ba loài thuộc giống Zaglossus sống ở New Guinea. Bên cạnh động vật, các nhà khoa học cũng đã đặt tên một thành viên của họ thực vật Blakea theo tên nhà tự nhiên học này.

Cập nhật: 07/07/2021 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video