Hóa thạch bạch tuộc quý hiếm

Việc tìm thấy hóa thạch của các loài có bộ xương cứng chắc thì không có gì ngạc nhiên. Nhưng, hóa thạch của loài bạch tuộc không xương sống thật sự là rất hiếm. Các nhà khoa học cho biết họ vừa phát hiện được hóa thạch của một con bạch tuộc 95 triệu năm tuổi. 

Cơ thể của bạch tuộc chỉ gần như là cơ và da. Khi chết đi nó nhanh chóng bị phân hủy thành những chất nhầy nhớt, sau vài ngày gần như không còn lại gì, thậm chí trước đó nó đã bị các loài ăn xác thối xơi sạch. Do vậy, hóa thạch của bạch tuộc gần như là không tưởng.

Tuy nhiên, Dirk Fuchs tại Đại học Freie Berlin cùng các đồng nghiệp đã sàng lọc khoảng 200-300 loài bạch tuộc đã biết hiện nay và từ những dấu vết còn lại của hóa thạch, ông đã xác định được 3 loài mà trước đây chưa hề được biết đến là Styletoctopus annae, Keuppia hyperbolaris và Keuppia levante qua 5 mẫu có từ kỷ Phấn trắng.

Xác chết của bạch tuộc dưới lòng biển không bị suy suyển vì nơi đó thiếu oxy, do vậy tránh bị phân hủy và các động vật ăn xác chết cũng không sống được trong môi trường này. Chính sự thiếu oxy và môi trường đá trầm tích tại đây đã ngăn cản sự phân hủy.

Trước đây chỉ có một mẫu hóa thạch của bạch tuộc được phát hiện. Riêng mẫu hóa thạch 95 triệu năm tuổi này rất giống với những loài bạch tuộc đang còn sống hiện nay.

Theo Thanh Niên (MSNBC)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video