Hóa thạch cổ nhất của chim khổng lồ sải cánh tới 6,4m

Hóa thạch tìm thấy ở Nam Cực vào thập niên 1980 thuộc về pelagornithid, họ chim tuyệt chủng to gấp đôi loài chim lớn nhất hiện nay là hải âu lang thang (3,5 m).

Chim biển pelagornithid bay khắp bề mặt đại dương trên Trái đất trong ít nhất 60 triệu năm, tương tự hải âu ngày nay. Hóa thạch bàn chân 50 triệu năm tuổi cho thấy chim pelagornithid lớn xuất hiện sau khi sự sống hồi sinh từ sự kiện đại tuyệt chủng 65 triệu năm trước khiến khủng long tuyệt chủng. Hóa thạch pelagornithid thứ hai chứa một phần xương hàm, có niên đại khoảng 40 triệu năm.


Phục dựng chim biển pelagornithid bay cạnh chim hải âu cổ đại. (Ảnh: Brian Choo).

"Hóa thạch chúng tôi phát hiện đến từ một con chim có sải cánh 5 - 6 m, chứng tỏ chim tiến hóa tới kích thước đồ sộ tương đối nhanh sau sự tuyệt chủng của khủng long và thống trị các đại dương trong hàng triệu năm", Peter Kloess, nghiên cứu sinh ở Đại học California, Berkeley, tác giả chính của nghiên cứu công bố hôm 26/10 trên tạp chí Scientific Reports.

Con chim pelagornithid cuối cùng sống cách đây 2,5 triệu năm, thời kỳ biến đổi khí hậu khi Trái đất mát hơn và kỷ Băng Hà bắt đầu. Pelagornithid được biết tới như loài chim "răng xương" bởi những mấu nhô ra ở xương hàm của chúng trông giống chiếc răng nhọn dù đó không phải là răng thực sự. Gọi là "răng giả", các mấu này giúp con chim ngoạm chặt mực và cá từ biển khi bay trên cao trong nhiều tuần giữa biển rộng. Pelagornithid lập kỷ lục về sải cánh ở Đại Tân sinh. Cùng thời gian đó, loài Teratorn giống diều hâu thống trị bầu trời, tiến hóa với sải cánh gần bằng pelagornithid.

Hóa thạch mà các nhà nghiên cứu đến từ UC Riverside mô tả được khai quật vào giữa thập niên 1980 trên đảo Seymour, ở mũi phía bắc bán đảo Nam Cực và chuyển tới Bảo tàng Cổ sinh vật học thuộc UC Berkeley. Kloess bắt gặp mẫu vật khi xem xét các bộ sưu tập ở bảo tàng năm 2015. Xem xét ghi chép ban đầu của giáo sư Judd Case ở Đại học Đông Washington gần Spokane, Kloess nhận thấy chiếc xương chân hóa thạch đến từ thành hệ lâu đời hơn suy đoán trước đây. Điều đó có nghĩa hóa thạch này khoảng 50 triệu năm tuổi thay vì 40 triệu năm tuổi như ước tính cũ. Đây cũng là mẫu vật lớn nhất của họ chim pelagornithid đã tuyệt chủng hoàn toàn.

Cập nhật: 29/10/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video