Hóa thạch động vật có xương sống trong đá vôi Trias trung ở Việt Nam

Cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2000, vườn quốc gia Cúc Phương đã phối hợp với Bảo tàng Địa chất Hà Nội tổ chức nghiên cứu tại thực địa hóa thạch động vật có xương sống trên vách đá vôi trong vườn quốc gia Cúc Phương.

Nếp uốn trong đá vôi phân lớp

Hóa thạch lộ ra trên vách cửa đá vôi phân lớp mỏng màu xám sẫm thuộc Hệ tầng Đồng Giao, tuổi Trias T2. Phần lộ ra của hóa thạch là một đoạn xương sống dài 70cm gồm 18 đốt sống, trong đó có 12 đốt nguyên vẹn. Các đốt sống hình viên trụ thót giữa, mặt lõm, dài 3,5-4cm, đường kính giữa thân đốt sống 2,0-2,5cm; đường kính giữa thân đốt 2,0-2,2cm. Cùng với các đốt sống, có hai xương đòn ngắn. Một cấu trúc không rõ ràng, trông tựa cấu trúc "xương vây", 4 xương sườn nhọn dài khoảng 4cm, một số xương như vậy cũng có mặt rảirác trên đá. Quan sát một số mảnh vỡ thấy có cấu trúc xương rõ ràng.

Trên tuyến đường vào địa điểm chứa hóa thạch, các nhà địa chất đã kết hợp quan sát các dấu hiệu trầm tích và cấu trúc trên đá vôi cũng như sự biểu hiện của các dấu hiệu hình thái và phần thực vật.

Sơ đồ phân bố hóa thạch trên mặt lớp đá vôi

Từ những quan sát trên, các nhà địa chất có những nhận định ban đầu như sau:

1. Đây là hóa thạch thực thụ của một loại động vật xương sống ở biển được chôn vùi trong trầm tích biển Trias trung T2, cách ngày nay khoảng 200-230 triệu năm. Căn cứ trên các địa điểm hình thái xương sống chưa thể khẳng định ngay hóa thạch này là cá hay bò sát dạng cá. Vì các đốt sống mang đặc trưng của cá, nhưng các xương đòn và xương sườn lại mang dấu hiệu của bò sát.

2. Tuy nhiên, dù là cá hay bò sát thì đây vẫn là hóa thạch động vật xương sống lần đầu tiên phát hiện trong trầm tích Trias ở Việt Nam. Phát hiện này có ý nghĩa tạo ra tiền đề cho việc mở rộng nghiên cứu, phát hiện tiếp tục hóa thạch động vật sương sống trong các thành tạo này ở các vùng khác trên đất nước ta. Sự có mặt của hóa thạch và các dấu hiệu địa chất đặc biệt trong đá vôi hệ tầng Đồng Giao sẽ làm tăng thêm giá trị nghiên cứu, tham quan của vườn quốc gia khi thiết kế tuyến tham quan, nghiên cứu ở đây.

3. Vì tất cả những lý do nêu trên, các nhà địa chất cần bảo vệ nguyên trạng hóa thạch tại hiện trường, nghiên cứu chi tiết hóa thạch đã có; tổ chức nghiên cứu, tìm kiếm hóa thạch trong đá vôi hệ tầng Đồng Giao ở vườn quốc gia Cúc Phương, tu chỉnh và bảo quản hóa thạch theo quy trình bảo tàng ngoài trời

Hóa thạch trong đá vôi

 

 

Hóa thạch trong đá vôi

H.T (theo Bảo tàng địa chất Hà Nội)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video