Các nhà khoa học vừa khai quật thành công các hóa thạch người cổ đại nhiều tuổi nhất trên Trái đất tại Marốc, giúp mang lại những khám phá mới về nguồn gốc của nhân loại.
Những bộ xương người vừa được khai quật thành công được cho là khoảng 300.000 tuổi. Điều này cho thấy, con người đã sinh sống trên khắp châu Phi vào thời kỳ khởi đầu nhân loại, báo Anh Express dẫn lời các nhà nghiên cứu cho biết.
Hộp sọ của hóa thạch người hiện đại cổ nhất thế giới. (Ảnh: CNN).
Ông Jean-Jacques Hublin, Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck của Đức bình luận: "Chúng tôi từng nghĩ rằng, cái nôi của loài người là ở Đông Phi cách đây 200.000 năm trước. Nhưng dữ liệu mới tiết lộ cho chúng tôi rằng, người cổ đại (Homo sapien) đã sinh sống khắp toàn bộ lục địa châu Phi cách đây khoảng 300.000 năm trước. Trước khi có sự phân tán người cổ đại ra khỏi châu Phi, thì đã có sự phân tán ở ngay trong lục địa này".
Nhà khoa học Hubris đang tìm kiếm các hóa thạch người cổ đại.
Phát hiện hóa thạch người cổ đại 300.000 năm tuổi được công bố trong bối cảnh nhiều năm nay, các nhà khoa học cho rằng, loài người có nguồn gốc ở Đông Phi cách đây khoảng 195.000 năm trước.
Các mẫu hóa thạch tại Marốc được tìm thấy từ giữa giai đoạn 2007-2011, bao gồm họp sọ, hàm vằng, cùng với các công cụ bằng đá.
So với những các hóa thạch khác đã được tìm thấy cách đây nhiều thập kỷ, bộ sưu tập hóa thạch mới được phát hiện tại Marốc được cho là thuộc về ít nhất 5 người, bao gồm một người trưởng thành còn trẻ, một thanh niên và một em bé khoảng 8 tuổi.
Các nhà khoa học đang cố gắng khai quật thêm các hóa thạch người 300.000 tuổi.
Chuyên gia địa lý học Daniel Richter, từng công tác ở Viện Max Planck nhấn mạnh rằng, những hóa thạch trên đại diện cho người cổ đại chưa có trí khôn và hình dạng đầu của họ không có "hình cầu" phổ biến như của người hiện đại ngày nay.