Hoạt động của Mặt trời ảnh hưởng đến sấm sét

Các nhà khoa học Anh đã chứng minh được rằng hoạt động của Mặt trời ảnh hưởng đến tần số sét giáng xuống Trái đất.

>>> Những điều bạn cần biết về sấm sét

Một chuyên gia tham gia nghiên cứu tiết lộ rằng, trong vòng 40 ngày sau khi gió mặt trời tiếp cận bề mặt Trái đất, ghi nhận thấy quy mô và tần số sét đánh xuống châu Âu tăng lên.

Các nhà khoa học cho rằng, bằng cách dùng vệ tinh quan sát hoạt động của Mặt trời có thể dự báo được sự xuất hiện của sấm sét trước một vài tuần. Được biết, gió mặt trời xuất hiện từ vành mặt trời cũng ảnh hưởng tới hiện tượng cực quang và bão từ.

Trên thực tế chưa ai biết rõ được sấm chớp sinh ra do đâu. Nhưng các nhà khoa học, trong đó có các nhà khoa học Nga, đều cho rằng sấm chớp hình thành do tác động tương hỗ giữa các tia vũ trụ với các giọt nước trong đám mây.

Tiến sĩ C.Scott, cán bộ khoa học của Đại học Reading tuyên bố rằng, sấm sét cực kỳ nguy hiểm, mỗi năm có 24 nghìn người trên thế giới bị sét đánh.

Vì vậy, việc dự báo sớm nguy cơ sét đánh là cực kỳ hữu ích. Không thể nói gió mặt trời thổi đều không ngừng, mà sự thực cũng có luồng gió nhanh và luồng gió chậm. Do Mặt trời cũng quay nên các luồng gió đó xen kẽ lẫn nhau.

Chẳng hạn, nếu luồng gió nhanh được thay thế bằng luồng gió chậm thì sẽ hình thành sự tập trung các hạt tích điện. Đây chính là nguyên nhân gây sét và bắc cực quang.

Theo motthegioi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video