Hội chứng lạ khiến người phụ nữ Anh không thể tiểu tiện

Người phụ nữ 30 tuổi mắc bệnh hiếm gặp khiến cô không thể tiểu tiện bất kể uống bao nhiêu nước.

New York Post đưa tin cuộc sống của Elle Adams (người Anh, 30 tuổi) đã thay đổi khi thức dậy vào một ngày tháng 10/2020 và thấy mình không thể đi tiểu được.

Cô nói với SWNS: "Tôi rất khỏe mạnh. Cơ thể cũng không có vấn đề gì. Bỗng nhiên một ngày tôi thức giấc và thấy mình không đi vệ sinh được. Cuộc sống của tôi thay đổi hoàn toàn từ đó".


Người phụ nữ đột nhiên không tiểu tiện được do mắc hội chứng hiếm gặp. (Ảnh: Elle Adams/SWNS).

Adams đã tới phòng cấp cứu Bệnh viện St. Thomas ở London, Anh. Các bác sĩ cho biết cô có một lít nước tiểu trong bàng quang.

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), thông thường, bàng quang tiết niệu có thể chứa tới 500ml nước tiểu ở phụ nữ và 700 ml ở nam giới.

Các bác sĩ đặt một ống thông khẩn cấp vào bàng quang để giúp Adams dẫn lưu nước tiểu. Cô ấy được lựa chọn rút ống thông ra để có thể cố gắng đi vệ sinh hoặc về nhà và quay lại bệnh viện để đánh giá lại sau 3 tuần.

Adams, hiện làm nghề sáng tạo nội dung, hẹn gặp một chuyên gia tiết niệu sau 8 tháng và được dạy cách tự đặt ống thông tại nhà.

Người phụ nữ đã chịu đựng việc không thể đi tiểu bình thường suốt 14 tháng. Các bác sĩ vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này cho đến 12/2021, cô được chẩn đoán mắc hội chứng Fowler.

Theo NIH, hội chứng Fowler là tình trạng cơ thể không có khả năng làm trống bàng quang. Căn bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ trẻ. Nguyên nhân của hội chứng này vẫn chưa được làm rõ. Hiện nay, khoảng dưới 1.000 người ở Mỹ mắc hội chứng Fowler.

Chẩn đoán trên đồng nghĩa với việc Adams sẽ phải sử dụng ống thông để đi tiểu trong suốt quãng đời còn lại.

Tháng 1, Adams thực hiện phương pháp kích thích dây thần kinh xương cùng (SNS). Theo Cộng đồng Bàng quang và Ruột, phương pháp điều trị này có thể giúp giải quyết các vấn đề về bàng quang và ruột.

Phương pháp điều trị này giúp kích thích các dây thần kinh thông qua sợi dây mỏng tạm thời được luồn vào gần các dây thần kinh sát xương cụt. Các dây thần kinh này kiểm soát bàng quang và ruột, kích thích các cơ ruột để chúng hoạt động bình thường.

Adams cho rằng cách điều trị này không thay đổi cuộc sống của cô nhưng nó giúp ích cho tình trạng hiện tại.

"Số lần tôi phải đặt ống thông tiểu giảm đi nhiều, ít hơn khoảng 50% so với trước kia. Ca phẫu thuật làm cho cuộc sống của tôi dễ dàng hơn. Sau 2 năm như sống trong địa ngục, đó là tất cả những gì tôi có thể yêu cầu. Tôi biết ơn sự thay đổi này và cảm thấy tốt hơn nhiều".

Cập nhật: 29/03/2023 Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video