Hội chứng... "mông chết" là cơn ác mộng đối với những người ngồi nhiều

Ngồi quá nhiều có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của chúng ta, trong đó có hội chứng mông chết.

Khi xã hội phát triển, đặc thù công việc khiến cho dân văn phòng phải dành phần lớn thời gian để ngồi. Nhưng vấn đề là con người ngày càng ngồi nhiều hơn. Bạn lái xe - Ngồi! Đi xem phim, nhà hàng - Ngồi! Chủ yếu khi ở nhà bạn cũng ngồi. Theo một thống kê tại Mỹ thì đó cũng là điểm chung của ít nhất 86% dân số.

Việc ngồi quá nhiều tất nhiên sẽ đem đến nhiều tác động không tốt cho cơ thể, thậm chí có thể khiến bạn chết sớm. Ngoài ra, có một cảm giác mà bất kỳ ai từng ngồi hàng giờ đồng hồ trên ghế đều có thể nhận ra: tê buốt một hoặc cả 2 bên mông.


Ngồi quá nhiều tất nhiên sẽ đem đến nhiều tác động không tốt cho cơ thể.

Đây dường như không phải là một vấn đề lớn, vì cảm giác này sẽ biến mất trong quá trình vận động. Thế nhưng, hóa ra cảm giác này là tiền đề cho một hội chứng nghiêm trọng hơn, mang tên "Hội chứng mông chết" (Dead Butt Syndrome).

Mông bạn có thể thực sự "chết"

"Hội chứng mông chết" còn có tên gọi khác là Fluteal amnesia (tạm dịch là hội chứng... mông mất trí nhớ). Có thể hiểu đơn giản, hội chứng này làm cái mông của bạn quên rằng mình là một cái mông, và cơ bắp quanh mông bị tê liệt thực sự, không thể phản ứng được nữa.

Theo nhà sinh lý học Pete McCall, lý do đơn giản là trong tư thế ngồi, cơ gấp quanh hông bị siết lại. "Cơ gấp bị siết chặt, ngắn lại, và nó khiến cho cơ mông không thể hoạt động bình thường. Đó là sự cân bằng cơ, khi việc một cơ bắp bị thu ngắn (cơ gấp hông) khiến một cơ khác kéo dài ra ở phía đối diện (cơ mông) để bù lại" - McCall cho biết.


Trong tư thế ngồi, cơ gấp quanh hông bị siết lại.

Có nghĩa là khi cơ gấp hông bị siết chặt, cơ mông sẽ giãn ra để bù lại. Dần dần, cơ mông luôn ở mức giãn như vậy, tạo nên hội chứng "mông chết".

Do cơ mông giãn, nên khi bạn cần sử dụng đến cơ mông, nó sẽ tạo ra ít lực hơn, đồng thời các bộ phận khác của cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để bù lại cho mông. Hệ quả, nó sẽ khiến hông, đầu gối, cột sống phải chịu những cơn đau không đáng có.

Mông bạn có đang "chết" không?

Có một số cách để kiểm chứng điều này. Nếu bạn đứng thẳng lưng, nhưng cảm thấy thắt lưng hơi nghiêng về phía trước, hoặc lúc nằm ngửa mà không thể cử động từng bên mông riêng được, khả năng là mông của bạn... không còn sống nữa.


3 loại cơ mông.

Tuy nhiên thật may mắn, vẫn có cách để hồi sinh cho bàn tọa của bạn. Theo Sara Lewis - giám đốc công ty thể hình XO tại Los Angeles, bạn phải liên tục vận động cả 3 loại cơ mông: gluteal medius, gluteal maximus và gluteal minumus.

Trong đó, các bài tập gây ảnh hưởng đến các nhóm cơ này nhiều nhất là squat, lunge hoặc "nặng đô" hơn là deadlifts (ngồi xổm nâng tạ).


Squat là một trong những bài tập giúp cặp mông của bạn trường sinh bất tử.

Nhưng nếu không có thời gian, bạn có thể đơn giản chỉ cần đứng thẳng, "thít" cơ mông trong vòng 5 giây rồi thả ra. Lặp lại 10 lần như vậy trong cả ngày, cặp mông của bạn sẽ sống dậy trong thời gian ngắn.

Cập nhật: 20/07/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video