Ô nhiễm ánh sáng đã và đang là nguyên nhân hàng đầu khiến khoảng 80% dân số thế giới, 99% dân số Mỹ và Châu Âu "không thể" nhìn thấy bầu trời đêm và dải Ngân Hà với hàng ngàn vì tinh tú.
Tại Việt Nam, khu vực xảy ra hiện tượng ô nhiễm nặng nhất là Đông Nam Bộ, nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp và quá trình đô thị hóa diễn ra chóng mặt.
Ánh sáng nhân tạo chính là đại diện cho nền văn minh của nhân loại.
Có thể khẳng định, ánh sáng nhân tạo chính là đại diện cho nền văn minh của nhân loại. Tuy nhiên cũng chính thứ ánh sáng này đang khiến con người dần quên rằng, có một bầu trời đêm tuyệt đẹp đang ở ngay phía sau tấm màn rực rỡ đó.
Hiện nay, loài người đang phải đối mặt với rất nhiều thứ ô nhiễm. Ngoài ô nhiễm không khí có thể quan sát và cảm nhận, có một dạng ô nhiễm âm thầm nhưng nguy hiểm không kém, đó là ô nhiễm ánh sáng.
Ô nhiễm ánh sáng không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, môi trường sinh thái mà còn gián tiếp tác động tới hoạt động khoa học, thiên văn học, gây ra hiện tượng thay đổi nhịp sinh học, hành vi trên các loài vật.
Loài người đang phải đối mặt với rất nhiều thứ ô nhiễm.
Để góp phần tạo góc nhìn khái quát hơn về ô nhiễm ánh sáng, tạp chí khoa học Science Advances thuộc Hội Liên hiệp khoa học tiến bộ Mỹ mới đây đã cho ra mắt bộ bản đồ ô nhiễm ánh sáng trên toàn cầu. Bản đồ sử dụng dữ liệu vệ tinh có độ phân giải cao và các phương pháp đo chính xác độ sáng của bầu trời.
Ô nhiễm ánh sáng là sự biến đổi của mức độ ánh sáng tự nhiên gây ra do nguồn sáng nhân tạo của con người. Mức độ ánh sáng tự nhiên chủ yếu đến từ ánh sáng của mặt trăng, các ngôi sao và thiên hà Milky Way.
Theo bản đồ cho thấy, có hơn 80% dân số thế giới và hơn 99% dân số Mỹ và châu Âu dường như không bao giờ thấy được bầu trời đêm do mức độ ô nhiễm ánh sáng đã đạt tới ngưỡng trầm trọng. Có khoảng 1/3 nhân loại bao gồm 60% người dân châu Âu và gần 80% dân số bắc Mỹ không thể quan sát thấy dải thiên hà khi về đêm.
Bản đồ hiển thị tác động của ô nhiễm ánh sáng đối với bầu trời đêm.
Khi quan sát bản đồ, vùng màu xám đậm (1-2%) thể hiện những nơi dường như chưa hề bị ảnh hưởng nhiều bởi ô nhiễm ánh sáng. Vùng màu xanh dương (8-16%) biểu thị mức độ ô nhiễm vừa phải và vẫn có thể quan sát được bầu trời.
Những vùng màu vàng sẽ là nơi gần như không thể nhìn thấy bầu trời đêm. Màu da cam biểu thị cho những nơi tại đó, người dân dường như đã mất cảm giác trời tối, nói dễ hiểu hơn là những nơi bị thay thế hoàn toàn bởi ánh sáng nhân tạo.
Màu đỏ cho thấy mức độ ô nhiễm đã đạt tới gần như trầm trọng nhất. Tại những vùng địa lý này, con người sẽ không bao giờ được trải nghiệm cảm giác một buổi đêm thực sự bởi lẽ, họ bị đắm chìm vào thứ ánh sáng nhân tạo giống như những buổi chiều hoàng hôn rực rỡ.
Một phân tích địa lý đã chỉ ra, nếu con người muốn thấy một bầu trời đêm đúng nghĩa, họ sẽ phải tới những khu vực như đồng bằng sông Nile, Bỉ, Hà Lan, Đức, đồng bằng Padana ở phía Bắc nước Ý hay dải đất từ Boston tới chuỗi thành phố nằm ở phía Đông Bắc nước Mỹ.
Biểu đồ phân bố ánh sáng nhân tạo trên thế giới (tỷ lệ phần trăm trên mức ánh sáng tự nhiên). Mức độ thay đổi theo chiều hướng tăng dần từ màu đen tới màu trắng.
Những khu vực bị ô nhiễm ánh sáng trầm trọng như Luân Đôn, người dân sẽ phải di chuyển đến Liverpool/Leeds mới có thể thấy bầu trời đêm. Tại Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, người dân dường như không có lựa chọn nào khác ngoài việc tới với những khu vực ở ngoại ô Bắc Kinh hoặc Đài Bắc.
Một bầu trời thực sự với độ sáng nhân tạo <1% có thể bắt gặp tại Thụy Sỹ, hoặc phía Tây Bắc Scotland, Algeria và Ukraina.
Những hòn đảo cũng là nơi ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng nhân tạo. Có thể kể đến một số ví dụ như Nova Scotia thuộc vùng miền đông Canada hay Azores, quần đảo thuộc Bồ Đào Nha nằm trên Đại Tây Dương và cũng là nơi bị ảnh hưởng ít nhất trên thế giới.
Dưới đây là biểu đồ tổng hợp những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất và ít nhất bởi ánh sáng nhân tạo:
Tiếp đến là bản đồ chi tiết các khu vực bị ô nhiễm ánh sáng:
Khu vực Bắc Mỹ.
Khu vực Nam Mỹ.
Khu vực Châu Âu.
Khu vực Châu Phi.
Khu vực Châu Á.
Khu vực Châu Đại Dương.
Trong số các nước G20, Ả rập xê-út (83%) và Hàn Quốc (66%) là hai nước có tỷ lệ ô nhiễm ánh sáng ở mức cao nhất, ngược lại Đức là quốc gia có tỷ lệ ô nhiễm thấp nhất. Đây cũng là hai nước có mức độ ô nhiễm nặng nhất trên thế giới cùng Cô-oét (98%) và Quatar (97%).
Các quốc gia như Chad, Cộng hòa Trung Phi (0,29%) và Madagascar hiện đang là những quốc gia ít bị ô nhiễm nhất. Vùng lãnh thổ gần như không bị ô nhiễm ánh sáng là Greenland với tỷ lệ ô nhiễm 0,12%. Tại châu Á, các quốc gia hàng đầu về ô nhiễm ánh sáng như Singapore, Hàn Quốc. Tại Việt Nam, khu vực xảy ra hiện tượng ô nhiễm nặng nhất là Đông Nam Bộ, nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp và quá trình đô thị hóa diễn ra chóng mặt.
Kết luận trong báo cáo khoa học, nhóm nghiên cứu và tạo lập bản đồ ô nhiễm ánh sáng hy vọng, đây sẽ là những bằng chứng không thể chối cãi cho mỗi quốc gia, đồng thời bản đồ sẽ góp phần thúc đẩy nhiều hơn nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề ô nhiễm ánh sáng của nhân loại.