Hòn đá cháy 2.500 năm ở Thổ Nhĩ Kỳ

Những ngọn lửa ở thung lũng của Thổ Nhĩ Kỳ đã cháy liên tục không nghỉ ít nhất 2.500 năm qua, với nguyên nhân là tác động của một kim loại hiếm.

Kỳ bí ngọn lửa vĩnh cửu cháy 2.500 năm

Yanartas là khu vực gần thung lũng Olympus, tây nam Thổ Nhĩ Kỳ, được biết đến với những ngọn lửa cháy quanh năm. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Yanartas có nghĩa là "hòn đá bốc cháy".

Những ngọn lửa này được cho là nguồn cảm hứng của thi hào Homer khi sáng tạo nhân vật quái vật phun lửa Chimera trong trường ca Illiad. Một vị thần Hy lạp là Bellerophon đã chôn con quái vật Chimeara xuống lòng đất. Và nhiều người bản địa tin rằng, đây chính là nơi chôn của con Chimeara và những ngọn lửa này chính là hơi thở của nó.

Trên thực tế, ngọn lửa phát ra từ những hốc đá này chính là kết quả của sự rò rỉ khí methane từ lớp địa tầng bên dưới qua các lỗ hở. Nguồn khí methane ở Yanartas được cho là hình thành từ mức nhiệt độ cao hơn so với điều kiện tại khu vực này. Không ai biết được, điều gì đã châm lửa cho những luồng khí này bốc cháy, nhưng những ngọn lửa này đã được duy trì sự cháy liên tục suốt hơn 2500 năm qua.


Những ngọn lửa cháy tại Yanartas vào ban đêm. (Ảnh: Wikipedia)

Nghiên cứu mới đây của Giuseppe Etiope, một nhà khoa học của Viện Địa vật lý và Núi lửa quốc gia ở Rome, Italy, cùng các đồng nghiệp tại Đại học Bolyai (Rumani), có thể đã tìm ra câu trả lời. Nhóm chuyên gia cho rằng, Ruthenium, một kim loại hiếm được tìm thấy trong các hòn đá lửa dưới khu vực này, có thể đóng vai trò như một chất xúc tác. Trong phòng thí nghiệm, Ruthenium thúc đẩy sự hình thành khí methane ở nhiệt độ dưới 100 độ C, tương đương mức nhiệt ở Yanartas.

"Kết quả trên cho thấy, việc hình thành khí methane có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn so với suy nghĩ thông thường", New Scientist dẫn lời Michael Whiticar, chuyên gia của Đại học Victoria, Canada, cho hay.

Theo Etiope, một số lượng đáng kể khí methane dạng này có thể còn tồn tại trên thế giới, mở ra triển vọng tìm kiếm nguồn cung cấp khí tự nhiên mới.

Hàng trăm năm qua, các thủy thủ khi đang lênh đênh ngoài biển khơi có thể nhìn thấy những ngọn lửa này và lấy chúng làm dấu hiệu để xác định phương hướng. Còn ngày nay, những ngọn lửa này được những người đi du lịch bụi dùng để nấu nước pha chè.

Cập nhật: 21/11/2023 Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video