Hòn đảo huyền bí này được mệnh danh là “nghĩa địa của Đại Tây Dương”

Trong lịch sử, hòn đảo Sable “ma quái” này gắn liền với 350 vụ đắm tàu và là mồ chôn tập thể của nhiều sinh mạng.

Mẹ Thiên nhiên đã kiến tạo ra vô vàn hòn đảo huyền bí, kỳ lạ trên thế giới và đảo Sable là một trong số đó.

Nằm cách thành phố Halifax 300km về phía Đông Nam, thuộc tỉnh Nova Scotia (Canada), đảo Sable được hình thành từ cát, do đó có tên gốc Pháp là "L'île de Sable" (Đảo Cát).

Diện tích của đảo Sable chỉ khoảng 34km² vuông, kéo dài 35km, có hình như một chiếc lưỡi liềm.

Đảo nằm trũng thấp giữa biển khơi bao la, điểm rộng nhất đo được trên đảo cũng chỉ vỏn vẹn 1,6km.


Vị trí của Đảo Sable trên bản đồ.

Nhưng điểm đặc biệt của đảo Sable còn ở khả năng dịch chuyển một cách "thần thánh". Mỗi khi trời gió, đảo Sable lại di chuyển giống như một con thuyền buồm xa khỏi vị trí cũ của mình.

Gần 200 năm nay, hòn đảo đã di chuyển trên quãng đường dài 20km, trung bình mỗi năm nó di chuyển được 100m.

Tuy không phải là "đảo cát" lớn nhất trên thế giới, nhưng đây lại là một chiếc bẫy vô cùng nguy hiểm với các tàu thuyền qua lại trên Đại Tây Dương.


Chiếc bẫy biến đảo Sable trở thành "nghĩa địa của Đại Tây Dương"

Do được hình thành từ bãi cát ngầm giữa vùng nước nông của thềm lục địa và biển cả, Sable có vị trí khá biệt lập.

Thêm vào đó, dòng hải lưu lạnh Labrador khi chảy từ Bắc Băng Dương về đây sẽ kết hợp với dòng biển nóng tạo nên các khối sương mù dày đặc, thậm chí cả những cơn "cuồng phong" đáng sợ.

Vì thế, tàu thuyền khi di chuyển qua vùng đảo này sẽ bị mất phương hướng, đâm vào các chướng ngại vật và chìm xuống đáy đại dương.


Tàu thuyền mỗi khi qua đây rất dễ bị mắc kẹt lại (ảnh minh họa)

Vụ đắm tàu đầu tiên xảy ra tại đây vào năm 1583. Đây là một trong những chiếc tàu được sử dụng trong cuộc thám hiểm vùng đất Canada của chính trị gia Vương quốc Anh- Humphrey Gilbert.

Khi cố vượt qua vùng đảo nguy hiểm này, chiếc tàu HMS Delight của Gilbert đã chìm sau khi bị mắc cạn trên một bãi cát của đảo Sable. Delight cứ thế bị nhấn chìm xuống độ sâu 10 mét và kéo theo 85 sinh mạng trong đó xuống đáy biển.

15 năm sau đó, chiếc thuyền Marquis de La Roche trở thành nạn nhân tiếp theo của hòn đảo này. Chỉ có duy nhất có 12 thuyền viên sống sót và lưu lạc trên đảo, cho đến năm 1603 họ mới được giải cứu.

Theo ghi nhận lịch sử, vụ đắm tàu cuối cùng xảy ra vào năm 1947, khi Manhasset cùng phi hành đoàn của mình vận hành chiếc tàu hơi nước qua vùng biển Đại Tây Dương.

May mắn thay, nhờ có nhân viên cứu hộ tại trạm khí tượng, toàn bộ phi hành đoàn đều được cứu sống và an toàn quay trở về.

Rất khó có thể quan sát thấy những xác tàu chìm xung quanh hòn đảo này, bởi chúng đều đã bị nghiền nát và chôn vùi sâu dưới cát.

Ngoài việc nổi tiếng với các vụ đắm tàu, đảo Sable còn là ngôi nhà của hơn 400 con ngựa hoang.

Chúng chính là hậu duệ của những con ngựa khi xưa bị tịch thu từ chuyến hàng ở Acadians, khi đi ngang qua hòn đảo mà buộc phải để lại một cách bất đắc dĩ.


Những chú ngựa hoang đang rong chơi trên bãi biển.

Vào năm 1871, một trạm khí tượng thủy văn đã được xây dựng trên Sable và quản lý bởi chính phủ Canada nhằm cung cấp thông tin về thời tiết cho các tàu thuyền. Nơi đây trở thành khu vực duy nhất có người sinh sống trên vùng đảo "hoang vu" này.


Trạm khí tượng thủy văn là nơi có người duy nhất trên hòn đảo này.

Hiện, chính phủ Canada đã công nhận đảo Sable như một công viên Quốc gia và bảo tồn quần thể sinh vật ở đây để phục vụ cho các nghiên cứu khoa học trong tương lai.

Cập nhật: 16/06/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video