Hòn đảo năng lượng nhân tạo đầu tiên trên thế giới

Nằm cách bờ biển 45km, đảo năng lượng Princess Elisabeth trở thành mạng lưới điện đầu tiên trên thế giới ở biển Bắc, kết nối các trang trại gió ngoài khơi với Bỉ và các nước châu Âu.

Elia, một nhà điều hành hệ thống truyền tải điện ở Bỉ, đang xây dựng một hòn đảo năng lượng nhân tạo ở biển Bắc để hoạt động như một trung tâm năng lượng của châu Âu.

Hòn đảo năng lượng này sẽ kết nối các trang trại gió ngoài khơi ở khu Princess Elisabeth với đất liền. Princes Elisabeth Zone là vùng điện gió ngoài khơi của Bỉ và châu Âu, có công suất dự kiến 3,5GW.

Trải rộng trên diện tích 281km², đảo bao gồm ba khu vực riêng biệt với các công viên điện gió ngoài khơi bờ biển Bỉ. Đảo sẽ sản xuất và cung cấp điện cho đất liền thông qua các tuyến cáp dưới biển.


Hình ảnh mô phỏng đảo năng lượng ở biển Bắc - (Ảnh: ELIA)

Ngoài ra, trước mắt đảo còn có hai thiết bị truyền tải điện với Anh và Đan Mạch, thông cáo báo chí của công ty cho biết.

Đây còn là hòn đảo nhân tạo đầu tiên trên thế giới sử dụng cả dòng điện xoay chiều (HVAC) và dòng điện một chiều điện áp cao (HVDC).

Để nâng cao hòn đảo, Elia cho xây dựng một bức tường bao quanh bên ngoài bằng một loạt cấu trúc bê tông dưới đáy biển và sau đó lấp đầy khu vực bằng cát, để bảo vệ các công trình khỏi sóng mạnh, gió, mưa và lũ lụt.

Hòn đảo cũng sẽ có một cảng và sân bay trực thăng cho phép nhân viên đến thăm và thực hiện các hoạt động bảo trì.

Cơ sở hạ tầng truyền tải điện, chẳng hạn như trạm biến áp AC, cũng được xây dựng để giảm thiểu thất thoát năng lượng.

Việc xây dựng dự kiến hoàn thành vào năm 2026. Các kết nối với các trang trại gió và đất liền dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2030.

Hòn đảo năng lượng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các mục tiêu năng lượng tái tạo của Bỉ và giảm phát thải khí nhà kính.

Mặt khác, đảo này cũng sẽ đóng vai trò là nền tảng cho một hệ thống điện ngoài khơi toàn diện ở châu Âu, liên kết lưới điện các quốc gia với nhau, đồng thời cũng là bước quan trọng để tạo ra 300GW điện ngoài khơi vào năm 2050 ở châu Âu.

Quỹ Phục hồi COVID châu Âu tài trợ cho hòn đảo năng lượng này, và nó cũng đã nhận được một khoản trợ cấp từ Chính phủ Bỉ trị giá khoảng 100 triệu euro.


Đảo Princess Elisabeth sẽ được xây dựng cách vùng ven biển Bỉ khoảng 45km.

Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB) đồng ý cung cấp cho Elia Transmission Belgium (ETB), đơn vị vận hành hệ thống truyền tải điện cao thế của Bỉ, kinh phí 702 triệu USD để xây dựng đảo năng lượng nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Theo chi tiết do ETB cung cấp, hòn đảo sẽ hướng tới cung cấp cho Bỉ 3,5 GW công suất điện gió ngoài khơi, tạo điều kiện cho nước này chuyển đổi sang năng lượng xanh, Interesting Engineering hôm 29/10 đưa tin.

Kinh phí sẽ được phân bổ để thực hiện giao đoạn đầu tiên của dự án đảo Princess Elisabeth. ETB cũng khẳng định dự án rất cần thiết đối với quá trình chuyển đổi năng lượng của Bỉ nói riêng và châu Âu nói chung, giúp cung cấp lượng lớn điện gió từ Biển Bắc cho các trung tâm tiêu thụ trên đất liền. Quá trình ký kết thỏa thuận diễn ra hôm 25/10 trên sân Caisson của đảo ở Vlissingen (NL).

Theo tập đoàn Elia Group, đảo Princess Elisabeth sẽ được xây dựng cách vùng ven biển Bỉ khoảng 45km. Dự án sẽ tích hợp điện gió ngoài khơi vào lưới điện của Bỉ, đủ cung cấp cho hơn 3 triệu hộ dân. Hòn đảo sẽ giảm sự phụ thuộc của Bỉ vào nhiên liệu hóa thạch và giảm chi phí điện xanh. Nó cũng góp phần đáng kể giúp Liên minh châu Âu đáp ứng các mục tiêu năng lượng tái tạo và trung hòa carbon.

"Đảo Princess Elisabeth sẽ giúp tăng cường an ninh năng lượng của Bỉ và châu Âu. Sáng kiến này không chỉ củng cố cơ sở hạ tầng năng lượng của Bỉ mà còn đẩy mạnh kết nối quan trọng với các nước lân cận", Robert de Groot, phó chủ tịch của Ngân hàng Đầu tư châu Âu, cho biết.

Cập nhật: 31/10/2024 Tuổi Trẻ/VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video