Hồng cầu nhân tạo

Hai đại học UC Santa Barbara và Michigan (Mỹ) đã hợp tác tổng hợp thành công hồng cầu nhân tạo (sRBCs), sao chép các đặc điểm, chức năng then chốt của hồng cầu tự nhiên, kể cả tính mềm dẻo và vận chuyển khí ôxy. 

Nhóm nghiên cứu tạo những hạt polymer hình cầu rồi phủ lên một lớp protein (trong đó có haemoglobin) dày 7µm.

Khi tách lõi polymer ra, lớp vỏ protein còn lại sẽ có các thuộc tính cơ học giống hồng cầu tự nhiên.

Chúng có thể co giãn để chen qua những mao mạch có kích thước nhỏ hơn đường kính của mình và trở về hình dạng đĩa khi ra khỏi mao mạch.

Các phần tử phủ haemoglobin này có thể hấp thu ôxy ở nơi có nồng độ cao và giải phóng ôxy ở nơi có nồng độ thấp hơn.

Hồng cầu tổng hợp có khả năng vận chuyển thuốc hay chất cản quang, mở ra nhiều ứng dụng hữu ích trong chẩn đoán, điều trị bệnh.

Theo Tuổi Trẻ (New Scientist)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video