Hoocmon trong ruột khiến thức ăn trông ngon hơn

Một bài viết trên số ra tháng 5 tờ Cell Metabolism (một ấn bản của Cell Press) đưa ra ý kiến rằng trong ruột có một loại hoocmon tạo cảm giác thèm ăn cho con người bằng cách làm cho thức ăn trông ngon lành hơn. Nghiên cứu hình ảnh trong não của từng người, các nhà khoa học phát hiện thấy trung tâm ban thưởng của não ở những người được truyền hoocmon ghrelin có phản ứng mạnh hơn khi xem hình các món ăn.

Nghiên cứu phát hiện hai đường tín hiệu ăn uống – tín hiệu tiêu hóa và tín hiệu “muốn ăn” kết hợp nội bộ chặt chẽ với nhau.

Alain Dagher thuộc Viện thần kinh học Montreal tại đại học McGill cho biết: “Khi chúng ta đi siêu thị lúc đói, mọi thứ đồ ăn trông đều ngon hơn. Não của chúng ta đặt ra một cái giá so với lợi ích của mỗi loại đồ ăn. Hiện nay chúng tôi đã phát hiện thấy chính ghrelin đã tác động lên não khiến đồ ăn trông hấp dẫn hơn”.

Dagher thêm rằng hành vi này có thể xảy ra trong tình trạng thiếu calo hoặc dinh dưỡng với vai trò là một lợi thế thích nghi của con người. Tuy nhiên trong môi trường phong phú đồ ăn thức uống của chúng ta, nó dường như là một nhân tố quan trọng của căn bệnh béo phì và các bệnh liên quan.

Trong ruột có một loại hoocmon tạo cảm giác thèm ăn cho con người bằng cách làm cho thức ăn trông ngon lành hơn.


Nồng độ ghrelin tăng trước bữa ăn và giảm ngay sau đó. Điều đó cho thấy nó gây ra cơn đói và kích thích ăn uống. Theo Dagher, thật ra cả người gầy và người béo phì có sử dụng ghrelin đều ăn một lượng calo nhiều hơn đáng kể khi ăn tiệc đứng tự chọn so với người sử dụng giả dược. Nói chung tình trạng dinh dưỡng lâu dài lại có ảnh hưởng đến nồng độ tuần hoàn của hoocmon.

Ghrelin kích thích ăn uống nhờ tác động lên vùng não hypothalamus – nơi cơ quan tiếp nhận ghrelin tập trung dày đặc. Tuy nhiên, ghrelin cũng có tác động nhất định đối với nhiều vùng não có vai trò ban thưởng và kích thích.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học sử dụng hình ảnh cộng hưởng nam châm chức năng (fMRI) để đo phản ứng của não đối với những bức ảnh về món ăn và những bức ảnh về chủ đề khác sau khi truyền ghrelin mù đơn. 12 người xem tranh trước và sau khi sử dụng ghrelin, 8 người khác không dùng ghrelin xem cùng những bức ảnh đấy xếp thành 2 xấp như nhau. (Tất cả những người tham gia đều được thông báo có thể họ sẽ được truyền ghrelin).

Ghrelin kích thích phản ứng với bức ảnh món ăn ở một số vùng não gây ra cảm giác bị kích thích, hứng thú trước những thứ quan sát được; trong đó bao gồm amygdala (vùng não điều khiển cảm xúc và bản năng), vùng não trán ổ mắt (orbitofrontal cortex), thùy nhỏ não trước, vùng thị giác và thể vân.

Dagher cho biết: Ghrelin có tác động rất rộng. Nó không chỉ tác động lên một hay hai vùng não mà là cả hệ thống. Sau khi truyền ghrelin, các bức ảnh về món ăn trở nên lôi cuốn hơn đối với chúng ta. Hoocmon không chỉ ảnh hưởng đến quá trình xử lý thị giác mà còn cả trí nhớ. Chúng ta sẽ nhớ những bức ảnh món ăn tốt hơn nếu nồng độ ghrelin ở mức cao”.

Các biện pháp điều trị ngăn chặn ảnh hưởng của ghrelin có thể hứa hẹn giải pháp chữa trị béo phì. Nhưng vì loại hoocmon này tác động đến trung tâm phấn khích của não nên Dagher lo ngại rằng điều trị có thể gây ra hậu quả phụ đối với tâm tính của người bệnh.

Ông thêm rằng, dù thế nào nghiên cứu cũng có ý nghĩa nhất định đối với sức khỏe cộng đồng.

Trung tâm ban thưởng của não liên quan đến ghrelin cũng hoạt động ở những người nghiện. “Điều đó cho thấy nếu cho coi thức ăn nhiều calo có tiềm năng gây nghiên cũng là hợp lý”, Dagher nói. Nếu như vậy, kết quả nghiên cứu có thể cung cấp cơ sở cho những kế hoạch nhằm hướng đến đồ ăn nhanh giống như thuốc lá, ví dụ như việc cấm bán đồ ăn nhanh ở các quầy ăn tự phục vụ.
Trà Mi (Theo Physorg)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video