Một trong những điểm nổi bật của quá trình toàn cầu hoá là hợp tác quốc tế về khoa học đã tăng cả về bề sâu lẫn bề rộng. Các đề tài nghiên cứu khoa học đang trở nên quốc tế hóa. Đó là kết quả của sự phát triển ”làng toàn cầu”-"Global Village".
Một hội thảo quốc tế về sóng thần với đại diện của nhiều nước |
Trong thời đại ngày nay, xã hội loài người đã trở nên gần gũi hơn bao giờ hết.
Không một quốc gia nào có thể tránh khỏi thảm hoạ toàn cầu, như đại dịch, chẳng hạn nếu nó xảy ra. Đồng thời, nhiều vấn đề liên quan đến sự sống còn của nhân loại như thay đổi khí hậu; phát triển các nguồn năng lượng một cách an toàn và phục hồi, bảo tồn môi trường.. đòi hỏi hợp tác quốc tế nhiều hơn nữa.
Năm 2005: Hợp tác nhiều hơn...
Năm 2005, hợp tác quốc tế đã có những tiến bộ quan trọng trong nhiều vấn đề khoa học và công nghệ.
Dưới sự ủng hộ của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hiệp Quốc UNESCO, các quốc gia có đường bờ biển đã tiến hành những cuộc hội đàm nhiều vòng và thống nhất thành lập một hệ thống cảnh báo sóng thần trên Ấn Độ Dương.
Đồng thời, nhờ có nỗ lực của cộng đồng quốc tế mà nghị định thư Kyoto của Liên Hiệp Quốc về việc cắt giảm khí thải nhà kính mới chính thức có hiệu lực vào tháng 2/2005.
2005 cũng là năm mà các hợp tác quốc tế đạt được nhiều thành quả. Pháp được EU, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Trung Quốc chọn là quốc gia để đặt lò phản ứng nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới. Mục tiêu của dự án hợp tác này là sẽ nghiên cứu thành công việc chuyển đổi nước biển sang nguồn năng lượng mới theo cách mặt trời sản sinh ra năng lượng.
Dự án tốn kém 10 tỉ euro (khoảng 12.18 tỉ USD) này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tìm kiếm một nguồn năng lượng rẻ, an toàn và sạch hơn trong tương lai.
Năm 2005, khi cúm gia cầm xuất hiện và đứng đầu các chương trình nghị sự quốc tế và khu vực, hội nghị quốc tế Geneva đã thông qua kế họach toàn cầu trị giá 1 tỉ USD để chiến đấu với căn bệnh này.
Hội nghị quốc tế về cúm gia cấm tổ chức tại TP.HCM từ 23-25/2/2005 |
Theo báo cáo của Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD) thì trong năm 2005, lĩnh vực nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật (R&D) với các nước khác đang gia tăng.
Bằng chứng là nhiều phòng thí nghiệm đa quốc gia được thành lập.
Các công ty nước ngoài chiếm tới 70% ngành công nghiệp R&D của Hungary và Ireland.Ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thuỵ Điển, 40% thị phần của ngành công nghiệp này là do các công ty đa quốc gia chiếm giữ.
Một số thống kê khác cho biết, ở Mỹ, từ những năm 1980 vốn đầu tư của các công ty đa quốc gia cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật (R&D) , đã tăng gấp 3 lần.
Năm 2006: Hợp tác nhưng đi đôi với sự thách thức mới
Tuy nhiên, làn sóng toàn cầu hoá khoa học kỹ thuật mang lại cả cơ hội và thách thức.
Nhiều quốc gia phát triển có dự định gia tăng đầu tư trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật trong từ 5 đến 10 năm tới. Những nước này lo ngại rằng, một khi cuộc chạy đua về khoa học kỹ thuật tăng cao trên phạm vi toàn cầu, họ sẽ mất đi khả năng cạnh tranh vốn có.
Mỹ cũng đang lo ngại về việc sẽ bị mất vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật một cách dễ dàng mà không có đột phá nào. Đối phó với vấn đề này, Hội đồng khoa học quốc gia đưa ra một bản nghiên cứu dài 500 trang, kêu gọi đầu tư hơn nữa vào các lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục.
Nghị định thư Kyoto buộc các nước phải hợp tác để giảm bớt khí thải nhằm đối phó với hiện tượng nóng dần lên của Trái Đất |
Còn về phía Nhật Bản-một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nước này đã có kế hoạch dự thảo một khoản tiền khổng lồ là 215 tỉ USD trong 5 năm tới, để duy trì vị trí trong lĩnh vực R&D.
Cùng với các nước khác, trong bản báo cáo 10 năm của mình, người Anh trình bày viễn cảnh của nước này về cải tiến khoa học, đồng thời đặt ra mục tiêu vốn đầu tư trong khu vực nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực R&D phải đạt 2.5 %GDP vào năm 2014- hiện tại là 1.9% .
Về phần các nước đang phát triển, mặc dù hiện tượng toàn cầu hoá trong nghiên cứu khoa học mở ra nhiều cơ hội mới về vốn và công nghệ.
Tuy nhiên, người ta lo ngại rằng sự thống trị của các nước phát triển trong lĩnh vực khoa học vẫn sẽ mở rộng hơn ranh giới giữa các nước này và các nước đang phát triển.
Một báo cáo của UNESCO cho biết: “ranh giới tri thức”-“knowledge divide” đã và đang phân chia những quốc gia có tiềm lực phát triển và nghiên cứu mạnh với những nước có hệ thống giáo dục và khả năng nghiên cứu kém hơn.
Các quốc gia trong Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD) đóng góp trung bình khoảng 2.2 % Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của mình cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học. Trong khi đó, đối với những nước Châu Phi ở cận Sahara hay Ả Rập thì con số này chỉ dừng lại ở mức 0.2% và 0.1 %GDP.
Điều đó cảnh báo rằng sự phân hóa trong hợp tác khoa học quốc tế giữa nước giàu và nước nghèo sẽ tiếp tục mở rộng hơn.