Huân chương đính 300 viên kim cương bị nguyền rủa: ai sở hữu cũng gặp bi kịch!

Tưởng chừng khi sở hữu nó người chủ sẽ gặp nhiều may mắn, thế nhưng tất cả đều ngược lại.

Tháng 3 năm 1798, Napoléon Bonaparte đã tiến hành viễn chinh Ai Cập huyền bí, lúc này đang là một tỉnh của Đế quốc Ottoman, nhằm tranh giành ảnh hưởng với đế quốc Anh. Nhiều trận chiến giữa hai đế quốc này đã nổ ra rất dữ dội.

Trận chiến sông Nile (1789)

Trong đó, một trận chiến khốc liệt trong đêm tại vịnh Aboukir nằm ở phía Bắc Ai Cập đã khiến nhiều tàu bị đánh chìm cũng như thương vong vô số, trên con tàu HMS Vanguard, đô đốc Horatio Nelson, 29 tuổi đã bị thương nặng ở đầu.


Đô đốc người Anh Horatio Nelson. (Ảnh Getty Images).

Tưởng chừng tính mạng đã ngàn cân treo sợi tóc, thế nhưng chiến thắng cuối cùng đã thuộc về Anh vào sáng hôm sau (tháng 8 năm 1798) khi chỉ 4 trong tổng số 17 chiến thuyền của đối phương trốn thoát.

Sau này, trận chiến được biết đến với tên trận chiến sông Nile, là một trận hải chiến lớn đã diễn giữa quân đội Anh - Pháp và khiến đội quân viễn chinh của Napoleon Bonaparte vốn "trăm trận trăm thắng" phải thua trận. Từ đó khơi mào nên Liên minh thứ 2 chống lại nước Pháp.

Sau trận chiến, đô đốc Horatio Nelson trở thành vị anh hùng nhận được lòng biết ơn sâu sắc của vị vua Thổ Nhĩ Kỳ của đế chế Ottoman đang cai trị Ai Cập. Phần thưởng danh giá nhất của đế chế Ottoman dành cho ông là một chiếc huân chương danh giá nhất Chelengk đeo ở mũ (xem hình dưới).


Huân chương Chelengk. (Ảnh Wikipedia).

Chiếc huân chương này do chính vị vua Thổ Nhĩ Kỳ trao tặng và tượng trưng cho sự dũng cảm, danh giá mà người nhận nó sẽ trở nên vô cùng nổi tiếng như một vị anh hùng vậy. Bạn có thể thấy nó gắn trên chiếc mũ của đô đốc trong bức ảnh trên!

Thông thường huân chương này không được gắn đá quý, thế nhưng lần này để tỏ lòng biết ơn và sự đánh giá cao chiến thắng của vị đô đốc, vua Thổ Nhĩ Kỳ đã cho gắn hơn 300 viên kim cương trắng trên 13 thanh trang trí, mỗi viên đại diện cho 1 tàu chiến Pháp!

Vị trí trung tâm phù hiệu là một ngôi sao có thể xoay tròn và phản chiếu ánh nến khắp căn phòng tuyệt đẹp, tuy vậy giờ đây chúng ta không thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó vì sau Thế chiến 2 thì nó đã bị đánh cắp khỏi bảo tàng Quốc gia Maritime, Greenwich, Anh.

Câu chuyện về chiếc huân chương bị "nguyền rủa" mang lại chết chóc cho chủ sở hữu

Chiếc huân chương giá trị này được đính kim cương thật và được cho là mang lại may mắn cho người sở hữu nó.

Thế nhưng khám phá mới trong nghiên cứu của thợ kim hoàn Symbolic & Chase, Luân Đôn khi tạo ra bản sao của nó để trưng bày tại thủ đô Luân Đôn lại cho thấy điều ngược lại.

Theo đó, cuốn sách mới về Chelengk còn cho rằng chiếc huân chương là nguyên nhân dẫn tới cái chết của Nelson như một chiếc huân chương bị nguyền rủa đáng sợ vậy!

Chiếc huân chương không những không mang lại may mắn cho Nelson mà khiến ông càng gặp nhiều rắc rối.

Khi quay trở lại Anh tháng 11 năm 1800, cứ ngỡ ông sẽ được đón tiếp như vị anh hùng dân tộc, thế nhưng vua George III đã phải bẽ mặt khi ông mắc lỗi đeo huân chương không khôn ngoan.

Điều này khiến chiếc phù hiệu còn nổi bật hơn cả huân chương Order of the Bath được vua Anh ban tặng và đeo trên áo choàng của ông trước đó, do đó vua George III đã không hài lòng dù đó chỉ là sự vô tình, không cố ý.

Chiếc huân chương khiến gia đình Nelson ly tán, bại sản và cái chết của Nelson

Con gái một người thợ rèn là Emma Hamilton nhưng có vẻ đẹp trời phú, bà là vợ của hầu tước William Hamilton, là nàng thơ của họa sĩ George Romney nhưng cũng được Nelson vô cùng yêu quý dù huân tước Nelson cũng đã có vợ là Quý bà Fanny Nelson.

Cô muốn có chiếc huân chương gắn đầy kim cương tuyệt đẹp đeo trên cổ mình mà Nelson được ban tặng, mối tình vụng trộm của hai người bị bại lộ khi cô nhiều lần mang chiếc huân chương vốn thuộc về Nelson mặc cho ông ngăn cản.


Emma Hamilton. (Ảnh The Guardian).

Kết quả là hai người có một đứa con gái năm 1801 và gia đình ông phải ly dị với người vợ Fanny của mình, bi kịch chưa dừng tại đó khi ông bị nợ nần bủa vây vì tính tình tiêu xài hoang phí của Emma.

Nhiều lần phải vay nợ bạn bè để trả nợ nhưng đâu thể cứ vậy mãi, cuối cùng ông quyết định bán chiếc Chelengk - vốn tượng trưng cho danh dự, lòng dũng cảm của một vị anh hùng.

Tháng 9 năm 1805, ông quyết định bán một phần kim cương trên huân chương khi cùng người bạn là chuẩn úy hải quân John Lee trên tàu HMS Swiftsure cũng tham dự trận chiến sông Nile đi tới một nơi buôn bán đá quý.

Khoảng gần 1 tháng sau thì ông hy sinh trong trận Trafalgar mà nguyên nhân được cho là cũng do chiếc huân chương lấp lánh trên mũ đã giúp tay xạ thủ nhắm chính xác vào đầu ông. Chiếc huân chương sau đó thuộc về em trai William, người có hai người con là Horaxe và Charlotte.

Người chủ thứ hai và bi kịch gia đình

Tai họa ập đến William khi năm 1808, 2 năm sau khi sở hữu Chelengk - ông cùng vợ Sarah mất người con trai Horaxe 19 tuổi vì sốt phát ban. Năm 1828, người vợ Sarah mất và ông lấy người vợ khác nhưng không có thêm bất cứ đứa con nào.

Cuối cùng, 6 năm sau ông lại chết vì một tai nạn xe ngựa ở Salisbury, sau đó người con gái Charlotte của ông lại dính vào vụ rắc rối về quyền thừa kế Chelengk hợp pháp với gia đình người chị của Nelson là Susannah.

Kết quả là cô nhận được quyền thừa kế nhưng sau khi cô qua đời năm 1873 thì con trai General Alexander Hood Viscount Bridport đối mặt với sự sụp đổ tài chính khi đầu tư tài sản vào một vụ làm ăn phi pháp.


Bản sao của chiếc huân chương. (Ảnh The Guardian).

Năm 1895, ông buộc phải bán đấu giá Chelengk, chiếc huân chương thuộc quyền sở hữu của một chủ ngân hàng Constance Eyre Matcham nhưng cuộc Đại suy thoái năm 1920 - 1921 cũng khiến chiếc huân chương một lần nữa bị bán đi.

Heiress Lady Sarita Barclay, góa phụ của nhà thám hiểm châu Phi Herbert Ward đã mua nó và tặng lại cho quốc gia như một cách tưởng nhớ người chồng của mình. Bảy năm sau đó, chiếc huân chương trở thành một "ngôi sao" trong phòng triển lãm Viện bảo tàng Quốc gia Maritime.

Tưởng chừng "cuộc đời" của nó sẽ yên vị ở nơi đây, nhưng một tên trộm chuyên nghiệp tên là George Chatham đã đánh cắp chiếc phù hiệu vào mùa hè năm 1951, kể từ đó không ai biết nó đã đi đâu và thuộc về ai, câu chuyện về chiếc phù hiệu bị nguyền rủa cũng tạm kết thúc.

Cập nhật: 16/11/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video