Hy vọng chữa vô sinh từ tinh trùng nhân tạo

Giáo sư Karim Nayernia.
(Ảnh: BBC)

Các nhà khoa học lần đầu tiên đã chứng minh được rằng tinh trùng nhân nuôi từ tế bào gốc phôi có thể dùng để tạo ra thế hệ con.

Giáo sư Karim Nayernia và cộng sự tại Đại học Georg-August ở Göttingen - Đức, đã lấy các tế bào gốc từ một phôi chuột chỉ mới vài ngày tuổi, và nuôi những tế bào này trong phòng thí nghiệm.

Quy trình tạo trinh trùng trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: BBC)

Sử dụng một thiết bị tuyển lọc đặc biệt, họ phân lập ra một số tế bào gốc bắt đầu phát triển như một tinh trùng. Nhóm nghiên cứu kích thích chúng trở thành tinh trùng trưởng thành, và tiêm một số tinh trùng này vào trong các tế bào trứng của chuột cái.

Các trứng "thụ tinh" lớn lên, và được cấy trở lại vào chuột cái, cho ra đời 7 chú chuột con.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi tạo ra sự sống nhờ sử dụng tinh trùng nhân tạo. Điều này sẽ giúp hiểu rõ hơn quá trình hình thành tinh trùng ở đàn ông và tại sao một số người lại không thể làm được điều đó", giáo sư Nayernia, hiện làm việc tại Đại học Newcastle, Anh, cho biết.

Nhóm nghiên cứu cho rằng phát hiện trên chuột tương lai có thể cũng đúng với con người, và sẽ giúp các cặp vợ chồng bị vô sinh (do vấn đề của người chồng) có con.  

Trong 7 chú chuột con được tạo ra, 6 con đã lớn đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, những con chuột này phát triển dị thường và gặp phải những vấn đề khác, như hô hấp khó khăn. Bên cạnh những lo ngại về độ an toàn, việc sử dụng tế bào gốc của phôi để tạo ra tinh trùng cũng đồng thời đặt ra các vấn đề về mặt đạo đức.

T. An

Theo BBC, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video