Hy vọng mới cho vaccine cúm A/H1N1

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Ngành Thú y Seo Sang Heui, ĐH Chongnam Hàn Quốc hôm qua tuyên bố nghiên cứu thành công vaccine cúm A/H1N1.

Vaccine nghiên cứu trên cơ sở những mẫu bệnh phẩm do Trung tâm Phòng ngừa và Khống chế Dịch bệnh Mỹ (CDC) cung cấp. Ông Seo Sang Heui cho biết: “Trải qua 11 ngày nghiên cứu, chúng tôi cho ra đời loại vaccine không độc, không gây hại cho người và có thể khống chế cúm A/H1N1”. Ông Seo Sang Heui nói thêm, nhóm nghiên cứu đang gửi 8 lọ vaccine đến CDC để thử nghiệm.

Nhóm nghiên cứu này cam kết sẽ cung cấp kỹ thuật sản xuất vaccine này vô điều kiện cho các cơ quan trong nước, WHO, CDC hay bất cứ trung tâm nghiên cứu, công ty dược phẩm nào trên thế giới, nếu có nhu cầu.

Nhóm nghiên cứu của Hàn Quốc tuyên bố nghiên cứu thành công vaccine chống cúm H1N1.

Phát ngôn viên của CDC, ông Dave Daigle trước đó cho hay, cơ quan này gửi các mẫu bệnh phẩm đến 10 cơ sở y tế khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, ông xác nhận, CDC vẫn chưa nhận được thông tin hồi đáp từ phía Hàn Quốc.

Hiện ngành y tế Hàn Quốc chưa có đánh giá gì về loại vaccine mới này. Một quan chức cho biết, vaccine mới sẽ phải trải qua thử nghiệm trên người, nếu an toàn mới có thể sản xuất hàng loạt vào tháng 9 năm nay.

Loại thuốc thông dụng nhất trong điều trị cho bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 là Tamiflu. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng tốt nhất trong vòng 48 tiếng từ khi bệnh nhân bắt đầu nhiễm bệnh, giúp ngăn chặn không cho virus nhân lên chứ không thể tiêu diệt loại virus này.

Hiện hầu hết các công ty sản xuất vaccine cúm đều chỉ có thể làm một loại: vaccine cúm mùa hoặc vaccine dịch bệnh. Việc sản xuất cần nhiều tháng và không thể dừng lại giữa chừng

Nhà sản xuất vaccine có thể xuất xưởng hạn chế cả hai loại vaccine cúm mùa và vaccine cúm dịch nhưng lại không thể cùng lúc đưa ra một số lượng lớn của cả hai loại vaccine vì quá công suất nhà máy.

Trong khi đó, các chuyên gia y tế chưa biết rõ mức độ nguy hiểm của cúm A/H1N1 và cũng chưa biết họ cần thêm bao nhiêu vaccine cúm mùa hay cúm A H1N1. Và nếu virus mới biến đổi, các nhà khoa học cũng không rõ vaccine hiện tại có tác dụng với virus mới hay không.

Theo Báo Đất Việt (CNN)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video