Ireland phóng thành công vệ tinh đầu tiên lên không gian

Ireland đã gia nhập "câu lạc bộ không gian" với việc thành công phóng vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo Trái đất thấp.

Ngày 1/12, Vệ tinh Nghiên cứu Giáo dục Ailen-1 (Eirsat-1) do Ireland chế tạo được phóng vào không gian từ Căn cứ Không quân Vandenberg, California, Mỹ, trên đỉnh tên lửa Falcon 9 của SpaceX.

Khoảng một tiếng rưỡi sau khi phóng, vệ tinh có kích thước khoảng một viên gạch, đã mở hệ thống ăng-ten của nó và đi vào hoạt động. Đến ngày 4/12, cơ quan kiểm soát mặt đất tại Ireland đã nhận và tải lên dữ liệu từ vệ tinh nhỏ bé.


Hình minh họa vệ tinh Eirsat-1 trên quỹ đạo quanh Trái đất. (Ảnh: ESA/UCD).

Đây được xem là thành tựu đáng kinh ngạc với Ireland, đất nước với chỉ hơn 5 triệu dân. "Chúng tôi đã hoàn toàn choáng ngợp, và nước mắt bắt đầu tuôn rơi khi vệ tinh thành công tiến vào quỹ đạo hoạt động", David Murphy, nhà khoa học thuộc dự án, cho biết.

Eirsat-1 được phát triển bởi 50 sinh viên tại Đại học College Dublin (UCD). Vệ tinh mang theo 3 thiết bị chính, gồm: Máy dò tia gamma (GMOD), mô-đun ENBIO thử nghiệm vật liệu nhiệt (EMOD) và bộ điều khiển dựa trên sóng từ (WBC).

Các bộ phận này có chức năng thu thập dữ liệu, đồng thời giúp giải quyết một số vấn đề cấp bách nhất của khoa học, cũng như hỗ trợ các sứ mệnh không gian trong tương lai.

Cụ thể, GMOD sẽ phát hiện bức xạ điện từ năng lượng cao gọi là tia gamma bên ngoài sự can thiệp của bầu khí quyển Trái đất.

Trong khi đó, mô-đun EMOD của Eirsat-1 được thiết kế để thử nghiệm các phương pháp xử lý bề mặt nhiệt, có thể rất quan trọng trong việc phát triển bề mặt cho tàu vũ trụ trong tương lai.

Thiết bị còn lại là WBC sử dụng từ trường được tạo ra trong tàu vũ trụ để tương tác với từ trường Trái đất và kiểm soát độ cao.

Công nghệ này có thể được áp dụng cho các tàu vũ trụ trong tương lai, với mục đích giúp chúng di chuyển ở mức năng lượng thấp và không cần động cơ phóng. Dự kiến, Eirsat-1 sẽ hoạt động từ 3 năm rưỡi đến 4 năm, trước khi rời khỏi quỹ đạo.

Các nhà khoa học ở Ireland cho rằng tác động của Eirstat-1 đối với giáo dục và nền công nghiệp ở Ireland mới là di sản quan trọng nhất và lâu dài nhất mà một vệ tinh có thể tạo ra.

"Sự thành công của Eirstat-1 sẽ truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ sinh viên tiếp để tiếp tục chế tạo những thiết bị thám hiểm không gian tiếp theo", David Murphy cho biết.

"Hy vọng rằng đây chỉ là bước khởi đầu cho các hoạt động không gian đang diễn ra mà chúng tôi sẽ góp mặt trong ngành công nghiệp, cũng như nền giáo dục ở Ireland".

Cập nhật: 14/12/2023 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video