Italy: Thiết lập bản đồ nguy cơ cho núi lửa Vesuvius

Theo hãng tin ANSA, các nhà địa chất Italy đã vẽ sơ đồ hoàn chỉnh đầu tiên về nguy cơ của ngọn núi lửa Vesuvius, gần Napoli - ngọn núi lửa duy nhất nằm trong đất liền ở châu Âu đã phun trào trong vòng 100 năm qua.

Bản đồ nghiên cứu một khu vực rộng 650km2 được các nhà nghiên cứu thuộc đại học Pisa và Bari lập nên "cho phép đánh giá sơ bộ ảnh hưởng lớn đầu tiên tại những khu vực nguy cơ bị tác động của núi lửa khi nó phun trào".

Bản đồ được nghiên cứu và thiết lập với sự giúp đỡ của cơ quan Pisan thuộc Viện Vật lý địa cầu và núi lửa Italy (INGV) dựa trên phân tích biến đổi 500 năm qua của các vùng đất xung quanh ngọn núi lửa nổi tiếng Vesuvius. Chính ngọn núi lửa này đã chôn vùi thành phố La Mã cổ đại Pompeii vào năm 79 Sau Công nguyên.

Theo nhà địa chất Giovanni Zanchetta thuộc đại học Pisa, "đây là bước đầu tiên hướng tới việc xây dựng kế hoạch sơ tán chi tiết mới".

Người dân thành phố Napoli thỉnh thoảng cảm thấy lo âu về ngọn núi lửa nổi tiếng này. Gần đây nhất, vào tháng 10/2008, cả thành phố Napoli đã xôn xao và cho rằng đó là do những tiếng nổ lớn phát ra từ khu vực núi lửa Vesuvius.

Người dân Napoli đã vội vã gọi điện thoại vào đường dây nóng báo động núi lửa phun trào tới các trung tâm cứu hộ, cảnh sát, các cơ quan địa chấn... làm cho tổng đài tắc nghẽn.

Tuy nhiên mọi chuyện trở lại bình thường khi cơ quan địa chấn Italy xác nhận không có hoạt động địa chấn bất thường và người khổng lồ Vesuvius vẫn đang ngủ.

Tiếng nổ lớn phát ra mà khu vực dân cư ở Napoli nghe thấy gây ra bởi hai máy bay chiến đấu F16 của Italy, chúng tăng tốc để đuổi theo một kẻ xâm nhập không phận không xác định.

Cả thành phố cũng thở phào nhẹ nhõm khi biết rằng hai chiếc máy bay quân sự của Italy đuổi theo đã xác định. Kẻ xâm nhập không phận của mình chính là một chiếc máy bay của Áo trên đường đi làm nhiệm vụ hỗ trợ Cộng hòa Chad.

Vụ hoảng loạn tại Napoli năm 2008 nói trên xảy ra do trước đó vào tháng 8/2007, tạp chí National Geographic của Mỹ khẳng định rằng kế hoạch sơ tán hiện nay sẽ không bảo đảm sơ tán mọi người kịp thời nếu "ngọn núi lửa nguy hiểm nhất thế giới" bùng nổ giống như nó hoạt động vào năm 79 trước Công nguyên.

Mức độ lo lắng của người dân thành phố Napoli đã giảm đi sau khi những nhà nghiên cứu và quan sát núi lửa Vesuvius, đưa ra báo cáo phủ nhận toàn bộ những nguy cơ rủi ro.

Trong những năm gần đây, các quan chức thành phố Napoli đã nhiều lần đưa ra báo cáo cho rằng Vesuvius có thể hoạt động trở lại.

Gần đây, nhà nghiên cứu núi lửa hàng đầu Italy Franco Barberi cho biết, ngay cả trong trường hợp xấu nhất, kế hoạch sơ tán sẽ cho phép người dân có nguy cơ bị đe dọa, ảnh hưởng của núi lửa ở Napoli được sơ tán một cách trôi chảy, thông suốt.

Italy đã lập nên mô hình mô phỏng tất cả các khả năng có thể núi lửa phun trào, Barberi nói. Dự báo núi lửa phun trào gần đây đã thay đổi, do đó, các nhà địa chất cho rằng ngọn núi lửa không hoạt động và có thể ngủ trong nhiều thập kỷ hoặc thế kỷ

Năm 2003 chính quyền Napoli bắt đầu cung cấp những khoản tiền lớn để khuyến khích người dân sống gần chân ngọn núi lửa này di dời đi nơi khác an toàn hơn, nhưng đến nay chỉ có một số ít người nhận khoản tiền này.

Vesuvius đã hoạt động mạnh và bùng nổ khoảng 30 lần kể từ khi nó chôn vùi các thành phố La Mã cổ đại Pompeii và Herculaneum, giết chết khoảng 2.000 người. Vụ nổ nghiêm trọng nhất đã giết chết khoảng 4.000 người vào năm 1631.

Hiện có khoảng 1 triệu người đang sống và làm việc xung quanh ngon núi lửa Vesuvius và với tốc độ mở rộng đô thị hiện tại, thành phố dưới chân ngọn núi lửa này sẽ tăng thêm 200.000 người vào năm 2016.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video