Nếu Mặt trời nhỏ hơn Trái đất, Hệ Mặt trời của chúng ta sẽ trải qua một cuộc đại cải tạo hoàn toàn và sự sống trên Trái đất sẽ rất khác so với hiện tại.
Cần 1,3 triệu Trái đất để lấp đầy thể tích Mặt trời. Mặt trời lớn tới mức chiếm 99% khối lượng của cả hệ.
Nhìn từ Trái đất, Mặt trời rất nhỏ bởi nó cách chúng ta 150 triệu km. Giả sử Mặt trời nhỏ hơn Trái đất, Trái đất sẽ trở thành một nơi không thể sinh sống và Mặt trời có thể không còn là một ngôi sao nữa.
Trong vũ trụ, kích thước rất quan trọng và khoảng cách cũng quan trọng không kém. Trái đất ở gần Mặt trời vừa đủ để không bị đóng băng như sao Hỏa. Nó cũng xa vừa đủ, để không bị nung nóng như sao Kim.
Chúng ta may mắn ở trong khu vực có thể sinh sống quanh Mặt trời. Điều này có nghĩa kích thước hành tinh của chúng ta, kích thước của Mặt trời và khoảng cách giữa chúng, chính là điều kiện cho phép sự sống tiến hóa trên Trái đất.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Mặt trời nhỏ hơn Trái đất của chúng ta?
Dù theo kịch bản nào, sự sống trên Trái đất cũng sẽ bị hủy diệt.
Khối lượng của một ngôi sao quyết định màu sắc và nhiệt độ của nó. Những ngôi sao lớn hơn thì nóng hơn và có màu xanh dương, trong khi các ngôi sao nhỏ hơn thì lạnh hơn và màu đỏ.
Mặt trời là một ngôi sao trắng, không lớn như siêu sao khổng lồ và không nhỏ như sao lùn đỏ. Bạn có thể nghĩ khi kích thước của Mặt trời nhỏ hơn, nó sẽ chuyển thành sao lùn đỏ với vùng có thể sinh sống nhỏ hơn. Nhưng điều đó không đúng.
Theo định nghĩa, một ngôi sao bất kể là siêu sao khổng lồ hay sao lùn đỏ, chỉ là sao khi có phản ứng tổng hợp hạt nhân sinh nhiệt ở lõi của nó. Những ngôi sao có thể nhỏ tới mức nào? Hiên nay, chúng ta chưa đo được nhiều sao lùn đỏ, nhưng ngôi sao nhỏ nhất chúng ta từng phát hiện có khối lượng bằng 10 Trái đất. Mức đó gần với kích thước cần thiết theo lý thuyết để một ngôi sao duy trì phản ứng. Nếu nhỏ hơn 10 Trái đất, đó không còn là một ngôi sao nữa, mà chỉ là xác sao lạnh lẽo và tối tăm.
Nếu vì bất kì lí do gì mà Mặt trời co lại nhỏ hơn Trái đất, Mặt trời thu nhỏ sẽ không có khối lượng để sinh ra phản ứng và sẽ cháy rụi hoàn toàn. Hệ Mặt trời của chúng ta sẽ mất đi ngôi sao duy nhất.
Do Mặt trời là nguồn trọng lực giữ cho các hành tinh quay theo quỹ đạo, mọi hành tinh, bao gồm Trái đất, sẽ trôi vào không gian trong công cuộc tìm kiếm vật neo khác. Sự sống trên Trái đất sẽ không có kết cục tốt đẹp.
Hãy giả định lại lần nữa. Lần này, hãy để Trái đất lớn hơn Mặt trời, trong khi kích thước Mặt trời giữ nguyên.
Khối lượng của Trái đất sẽ lớn hơn hiện nay ít nhất 333.000 lần. Một hành tinh lớn đến vậy sẽ sản sinh đủ nhiệt và áp suất ở lõi để tự trở thành một ngôi sao. Tất nhiên, sự sống sẽ không còn tồn tại trên ngôi sao nóng bỏng này, nhưng có một điều thú vị. Hệ sao của chúng ta sẽ không chỉ có một mà có tới hai Mặt trời. Nó sẽ trở thành hệ sao nhị phân, với hai ngôi sao xoay quanh nhau và các hành tinh quay quanh cả hai.
Dù theo kịch bản nào, sự sống trên Trái đất cũng sẽ bị hủy diệt. Nhưng sự sống có thể tiến hóa trên những hành tinh khác, hoặc thậm chí cả Mặt trăng.
Mặt trời đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các hành tinh.
Khoảng 1/3 hệ sao mà chúng ta tìm thấy là hệ sao nhị phân hoặc nhiều sao hơn. Một vài trong số đó có khu vực có thể sinh sống ổn định. Nếu chúng ta sống trong một hệ sao đôi, cảnh tượng sẽ giống như Tatooine trong loạt phim Star Wars, với hai Mặt trời cùng tỏa sáng trên bầu trời. Đó sẽ là một viễn cảnh tuyệt vời và mở ra những khả năng mới cho việc khám phá sự sống ngoài hành tinh.
Trong cả hai kịch bản, nếu Mặt trời nhỏ hơn Trái đất hiện tại, hoặc Trái đất lớn hơn Mặt trời hiện tại, sự sống như chúng ta biết sẽ không thể tồn tại. Tuy nhiên, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của kích thước và khoảng cách trong việc duy trì sự sống trên các hành tinh. Cấu trúc hiện tại của Hệ Mặt trời, với Mặt trời là trung tâm và các hành tinh quay quanh nó, là kết quả của hàng tỷ năm tiến hóa và cân bằng tinh tế. Điều này cho thấy rằng, trong vũ trụ rộng lớn và phức tạp này, những yếu tố nhỏ nhất cũng có thể quyết định sự tồn tại của sự sống.