Radar Trung Quốc phát hiện bong bóng plasma trên kim tự tháp Giza

  •  
  • 969

Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Trung Quốc phát hiện bong bóng plasma trên kim tự tháp Giza của Ai Cập từ khoảng cách 8.000 km theo thời gian thực.

Bong bóng plasma xích đạo (EPBs) là một hiện tượng xảy ra ở tầng điện ly tại khu vực gần xích đạo địa từ của Trái đất vào ban đêm. Đây là những túi khí siêu nóng hình thành ở vĩ độ thấp, thường sau khi mặt trời lặn. Chúng ảnh hưởng đến sóng vô tuyến bằng cách gây ra các dấu hiệu chậm trễ khác nhau và là nguyên nhân làm giảm hiệu suất của GPS.

 Bong bóng plasma xích đạo (EPBs) xuất hiện trên các kim tự tháp Giza.
Bong bóng plasma xích đạo (EPBs) xuất hiện trên các kim tự tháp Giza. (Ảnh: AlexAnton/Shutterstock)

Giới nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ về EPBs do ảnh hưởng đến kết nối của Trái đất với không gian. Cụ thể hiểu về các thuộc tính như vị trí, kích thước và thời gian xuất hiện EPBs để giảm thiểu sự gián đoạn của các vệ tinh sử dụng cho liên lạc, dẫn đường.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Trung Quốc đã xây dựng hệ thống Radar tầng điện ly tầm xa vĩ độ thấp (LARID) có thể theo dõi những bất thường do bong bóng plasma tạo ra. Cũng như các sóng radio có thể được gửi đi khắp thế giới bằng cách phản xạ chúng lên tầng plasma của tầng điện ly, radar cũng có thể được gửi đi theo cách tương tự.

LARID có thể phát hiện và theo dõi các biến đổi do bong bóng plasma tạo ra theo thời gian thực. Theo đó các nhà nghiên cứu đề xuất tạo ra một mạng lưới radar như vậy có thể cách mạng hóa việc giám sát chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters.

Việc phát hiện một bong bóng plasma lớn trên bầu trời Ai Cập không phải bất ngờ bởi có hàng chục EPBs hình thành mỗi năm ở khu vực này. Tuy nhiên trước đó nó thường được nhìn thấy từ không gian. Việc quan sát từ mặt đất, quan sát tầng điện ly gần nhất, nhờ vào độ cong của radar mặt đất có thể gặp khó khăn trong việc nhìn thấy các mục tiêu dưới chân trời. Theo đó việc hiểu rõ về chúng có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thông tin liên lạc từ vệ tinh.

Cập nhật: 13/09/2024 VnExpress
  • 969