Khám phá loài thằn lằn chân ngón mới ở Việt Nam

Các nhà khoa học Đức, Nga và Việt Nam vừa công bố thêm một loài thằn lằn chân ngón mới giống Cyrtodactylus ở tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Loài thằn lằn mới được đặt tên là Cát Tiên, theo địa điểm thu được mẫu chuẩn đầu tiên ở Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Mô tả chi tiết của loài được vừa được đăng tải trên Tạp chí Zootaxa của New Zealand 2161 tháng 7 năm 2009.

Thằn lằn Cát Tiên. 
(Ảnh do các nhà khoa học chụp)

Loài này có tên khoa học là Cyrtodactylus cattienensis Geissler kèm theo danh sách tên của các nhà khoa học đã phát hiện ra nó là Nazarov, Orlov, Boehme, Phung, Nguyen & Ziegler, 2009.

Ngoài ra, mẫu chuẩn của loài còn được thu thập ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai và khu vực Núi Dinh, huyện Long Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Loài Thằn lằn chân ngón Cát Tiên- Cyrtodactylus cattienensis, phân biệt với các loài thằn lằn chân ngón khác trên thế giới bởi các đặc điểm sau: chiều dài thân có kích cỡ tương đối nhỏ, tối đa 69 mm; có một vòng nâu đậm sau gáy, kéo dài tới mép sau ổ mắt; thân có 4-6 vạch nâu đậm và nâu nhạt xen kẽ nhau.

Đuôi của loài thằn lằn này có 4-12 vạch trắng và nâu đen xen kẽ nhau; nốt sần trên lưng xếp thành 16-22 dọc thân; 28-42 hàng vảy bụng ở ngang giữa thân; không có nếp da bên hông; đuôi không dẹp, phần gốc đuôi không phình to, vảy sắp xếp thành dạng vòng; con đực có 6-8 lỗ trước hậu môn xếp liền nhau tạo thành góc tù; có 3-8 vảy lớn dưới đùi; vảy dưới đuôi tròn, nhỏ sắp lớp lên nhau.
Theo Mỹ Hoa - Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video