Màu xanh lam là một màu hiếm trong tự nhiên và rất ít hợp chất hữu cơ tự nhiên tạo nên màu sắc này cho các sinh vật sống. Vậy chính xác thì tại sao quả việt quất lại có màu xanh? Các nhà khoa học gần đây đã tìm ra câu hỏi hóc búa này - và ngạc nhiên màu xanh đó không phải từ vỏ trái cây.
Trong một nghiên cứu được công bố ngày 7 tháng 2 trên tạp chí Science Advances, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các tinh thể nhỏ, sắp xếp ngẫu nhiên trong lớp phủ sáp của quả sẽ tán xạ ánh sáng, khiến quả việt quất có vẻ ngoài màu chàm đặc trưng.
Màu xanh của quả việt quất không phải từ vỏ trái cây.
Màu xanh hiếm khi xuất hiện ở các sinh vật sống. Phần lớn các ví dụ, chẳng hạn như hoa chuông, bướm và ếch nhiệt đới, dựa vào thủ thuật để tạo ra màu sắc này (chủ yếu để ngăn chặn những kẻ săn mồi). Ngay cả những loại đá và khoáng chất màu xanh lam, như ngọc bích và đá lưu ly, cũng khó có được.
Nghiên cứu cho biết: "Màu xanh của quả việt quất không thể được chiết xuất bằng cách vắt - bởi vì nó không nằm trong nước có thể ép ra từ quả. Quả việt quất chứa các sắc tố mạnh gọi là anthocyanin, chúng có màu đỏ tím đậm, hoàn toàn khác với màu chàm của vỏ quả. Tuy nhiên, giống như hầu hết các loại cây, quả việt quất được phủ một lớp sáp bảo vệ mỏng có tác dụng như một lớp phủ chống thấm nước và rào cản chống nhiễm trùng".
Các nhà khoa học nghi ngờ màu xanh lam phải đến từ bên ngoài quả. Vì vậy, họ đã loại bỏ một mẫu sáp này và kết tinh lại nó trên một miếng bìa cứng. Họ rất vui mừng khi điều này tạo ra một lớp phủ tinh thể siêu mỏng với màu chàm đặc trưng của quả việt quất.
Khi quan sát kỹ lớp này, họ phát hiện thấy sự phân bố ngẫu nhiên của các cấu trúc tinh thể bên trong sáp giúp phân tán ánh sáng xanh và tia cực tím để tạo ra màu sắc đặc trưng của trái cây.
Khám phá này mở ra những cơ hội thú vị cho các chất phủ và chất tạo màu xanh lam bền vững và tương thích sinh học. Các nhà nghiên cứu viết trong nghiên cứu rằng điều này có thể được sử dụng trong mọi thứ, từ cảm biến, xây dựng đến sơn ô tô.