Khám phá bí mật từ kho vàng ở Bulgaria

Kho báu được phát lộ trong các ngôi mộ thời tiền sử ở Bulgaria là bằng chứng đầu tiên về phân tầng xã hội, nhưng không ai hay biết căn nguyên nào khiến cho nền văn minh này bị suy tàn. Kho báu ở Varna chứa đựng những bí mật gì?

Làm nhà phát lộ kho báu


Một số hiện vật vàng được tìm thấy trong ngôi mộ số 43 ở nghĩa địa Varna.

Kho vàng Varna có vẻ khá lạ lùng khi người ta tìm thấy nó. Ở tuổi 25 (vào năm 1972), Alexander Minchev đã có bằng Tiến sĩ và nhận việc tại cùng bảo tàng mà ông làm việc cho tới tận ngày nay: Một chuyên gia về thủy tinh La Mã. Buổi sáng nọ, Minchev nhận được một cuộc gọi: Một giáo viên về hưu có khai trương một bảo tàng nhỏ ở làng bên và có giữ một số cổ vật, có lẽ là từ Varna và muốn mời ông Michev qua để ngó xem? Hết cuộc gọi, Minchev sực nhớ là cư dân địa phương hay truyền miệng về cái gọi là “kho báu”.

Dân tình hay nhặt được những đồng xu đồng trên đồng lúa của họ, một số đồng xu có từ vài thế kỷ. Các phòng trưng bày trong bảo tàng nhỏ đều chật kín tiền xu. Háo hức muốn đi coi cho biết, Minchev cùng với người đồng nghiệp nhảy lên ô tô “phi” đến bảo tàng. Ông Minchev nhớ lại: “Khi chúng tôi bước vào phòng và nhìn thấy các hiện vật vàng trên bàn thì bỗng trầm trồ thốt lên: Thật phi thường!”.


Món vàng này đã được chế tác từ hơn 6.000 năm trước, có mình giống con bò nhưng sừng lại giống trâu.

Ông giáo về hưu nói rằng, một học sinh đã vô tình tìm thấy các hiện vật lạ trong lúc đang đào hố chôn đường dây điện cách đó vài tuần. Ông Minchev nhớ lại: “Chỉ trong một hố chôn, chúng tôi đã tìm thấy nhiều vàng. Có cảm giác như công trường xây dựng tọa lạc trên nền một khu nghĩa địa, một hàng rào tạm thời đã được dựng lên”.

Khi mùa Đông đến, nền đất đóng băng, các nhà khảo cổ đốt lửa để tiếp tục làm việc. Một nhà tù địa phương đã đồng ý cho phạm nhân giúp các nhà khảo cổ khôi phục số vàng trong nghĩa địa. Các nhà khảo cổ học Bulgaria đã mất 15 năm khai quật miệt mài được 312 ngôi mộ, các ngôi mả này có niên đại từ năm 4600 TCN đến 4200 TCN - một điểm mấu chốt trong lịch sử nhân loại khi con người mới biết được các bí mật của giả kim thuật.

Nhà khảo cổ học Slavchev cho biết: “Khu nghĩa địa đã cho thấy có sự khác biệt lớn giữa các chủ nhân mộ, một số mộ chôn rất nhiều hàng hóa, số khác lại ít ỏi. Cách đây 6.500 năm, con người đã có ý tưởng chôn đồ giá trị cho người chết như người hôm nay. Ở đây chúng tôi nhìn thấy một phức hợp xã hội đầu tiên”.

Kim loại định hình xã hội cổ xưa


Các loại tượng phù điêu tìm thấy tại nghĩa địa Varna.

Đi xuyên qua các khu vườn, nhà khảo cổ học Slavchev cho biết, những người xây dựng nên nghĩa địa Varna có tâm trí khác lạ: “Nhìn chung, họ có sức khỏe tốt và chế độ ăn uống cân bằng. Họ không giàu hay nghèo như cảnh chúng ta thấy ngày nay. Họ không có cảm giác quá đói khát. Đến một thời điểm, họ nghĩ nhiều hơn về sự sinh tồn”. Ông Slavchev nghĩ rằng người Đồ Đồng bắt đầu chuyển hướng quan tâm sang kim loại.

Cách đây 5.000 năm, các nông dân thời đại Đồ Đồng có lẽ đã nhận thấy loại lõi quặng xanh lá cây mà ngày hôm nay chúng ta biết là đá Lông Công hay quặng lam đồng có thể tan chảy để tạo thành những hạt đồng. Đồng có thể định hình thành các dụng cụ và đồ trang sức theo những cách khác nhau. Trước khi có thuật luyện kim thì các dụng cụ của nhân loại từ xa xưa thường được làm từ đá, gỗ, xương, gạc hoặc đất sét. Nhưng khi bị gãy thì cũng bỏ luôn; ngược lại đồng thì dễ uốn và có thể thay hình đổi dạng thành vũ khí, dụng cụ, trang sức.

Nhà khảo cổ học Slavchev khẳng định: “Lần đầu tiên chúng ta đề cập đến điểm quan trọng trong lịch sử nhân loại khi một phần xã hội phải làm việc với kim loại, và số khác tạo ra thực phẩm để nuôi họ. Có ai đó đã chỉ định cho việc điều chỉnh và phân cấp, cá nhân này đưa ra những quyết định và đòi hỏi phải nắm quyền lực để giữ cho xã hội ổn định”.

Thủ phạm là biến đổi khí hậu?

Ông Slavchev giải thích: “Trong suốt 6 thế kỷ sau đó, vùng này dường như trống rỗng”. Suốt nhiều thập kỷ, các học giả phỏng đoán rằng “sự bỏ hoang đột ngột” ở Varna là do kết quả của một cuộc xâm lược bởi các chiến binh Ấn - Âu mà nhà khảo cổ học Gimbutas từng viết trong sách của mình. Nhưng lại không hề tìm thấy dấu hiệu nào của chiến trận hay bạo lực, không có ngôi làng nào bị thiêu cháy hay bộ xương nào có dấu hiệu bị đâm chém. Một giả thuyết mới nổi lên đó chính là biến đổi khí hậu.

Sự sụp đổ ngẫu nhiên của thời đại Đồ Đồng là khi thế giới ấm lên, với sự thay đổi đáng kể về nhiệt độ và lượng mưa. Các ngôi làng từng nấu vàng giờ đây bị chìm dưới nước: Mực nước biển Hắc Hải thấp hơn 7,6m so với ngày hôm nay. Từ trên nóc nghĩa địa cũng có thể là điểm cao nhất khi dưới đó thì nước hồ đã phủ ngập các ngôi làng. Vàng không thể cứu sống người Varna, các cánh đồng biến thành đầm lầy. Nhà khảo cổ Slavchev kết luận: “Có lẽ khi các cánh đồng biến thành đầm lầy. Và sự biến đổi khí hậu, khiến dân tình sở tại buộc phải thay đổi lối sống của họ”.

Cập nhật: 06/08/2018 Theo GDTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video