Phát hiện bẫy voi ma mút 15.000 năm tuổi ở Mexico

Những nhà khảo cổ học tại Mexico cho biết họ vừa phát hiện hai hố lớn được người tiền sử đào từ 15.000 năm trước để bẫy voi ma mút.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico ngày 6/11 cho biết hai bẫy voi ma mút được phát hiện trong quá trình giải tỏa một khu đất để làm bãi đổ rác, theo AP.

Hai hố chứa nhiều mảnh xương từ ít nhất 14 cá thể voi ma mút. Địa điểm khai quật nằm tại vùng Tultepec, phía bắc thủ đô Mexico City. Nhiều mẫu vật cho thấy các con vật đã bị xẻ thịt.

Các nhà khảo cổ học tại Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico lần đầu tiên nhận ra khu vực này có thể cất giấu hài cốt voi ma mút sau khi họ tìm thấy hai cái bẫy voi ma mút do con người đào vào tháng 11/2019, trong một phần của cuộc khai quật định kỳ để dọn dẹp mặt bằng xây dựng sân bay.

Địa điểm xây dựng sân bay quốc tế Felipe Ãngeles chỉ cách khoảng 19,3km từ những cái bẫy. Tại đây, vào tháng 5/2020, các nhóm khai quật đã phát hiện ra lòng hồ Xaltocan khô cạn chứa ít nhất 60 bộ xương voi ma mút. Tổng số được phát hiện kể từ đó đã lên đến 200 với nhiều bộ xương vẫn đang còn nằm dưới lòng đất.

"Có quá nhiều. Nó lên đến hàng trăm bộ xương ma mút", Pedro Sánchez Nava, một nhà khảo cổ học nằm trong nhóm khảo cổ cho biết.

Trước đó, địa điểm phát hiện các xương voi ma mút lớn nhất là ở Hot Springs, Nam Dakota, cũng chỉ lưu giữ hài cốt của khoảng 60 con voi ma mút.


Các nhà khảo cổ phát hiện được xương của ít nhất 14 cá thể voi ma mút và nhiều loại động vật khác trong 2 hố bẫy. (Ảnh: AFP).

Các hố này sâu khoảng 1,7m và có đường kính gần 22m. Các nhà nghiên cứu cho biết thợ săn thời tiền sử có thể đã vây bắt, săn đuổi các con vật đến cái hố.

Họ còn tìm thấy xương của hai loài ngựa và lạc đà đã tuyệt chủng từ lâu tại châu Mỹ.

Giới chức Mexico chưa thông báo về số phận của dự án bãi rác ngoại ô Mexico City sau phát hiện khảo cổ này.


Địa điểm khai quật nằm gần thủ đô Mexico City. (Ảnh: AFP).

Loài voi ma mút từng sinh sống đông đúc tại châu Âu và Bắc Mỹ trong gần 140.000 năm, cho đến khi kỷ băng hà kết thúc gần 10.000 năm trước.

Voi ma mút đực thường cao gần 3,5m, còn những con cái có kích thước nhỏ hơn không quá nhiều. Ngà voi ma mút có thể dài đến 5m. Phần lông dày dưới bụng được cho là dài gần 1m.


Các nhà nghiên cứu ước tính hố bẫy được đào từ gần 15.000 năm trước. (Ảnh: AFP).

Voi ma mút có tai nhỏ và đuôi ngắn để giảm mất nhiệt. Ngà voi thường có phần sừng nhô ra như hai "ngón tay", giúp chúng đào bới cỏ, rễ cây và các loại thực vật dưới nền tuyết dày.

Đây là một trong những loài động vật tiền sử ít bí ẩn nhất với khoa học. Xác voi ma mút phần lớn được bảo quản bởi băng tuyết chứ không phải hóa thạch.

Cập nhật: 07/09/2020 Theo Zing/Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video