Khám phá hệ thống chăm sóc sức khỏe thời cổ đại

Chúng ta thường cho rằng xã hội hiện đại với những thành tựu vượt bậc của khoa học mới mở ra nhiều phương thức chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Thế nhưng, các nhà khảo cổ học cũng đã khám phá ra rất nhiều điều ngạc nhiên về thành tựu chăm sóc sức khỏe của người cổ đại.

Người Ai Cập cổ đã có hệ thống chăm sóc y tế quốc gia đầu tiên

Ít nhất ở lĩnh vực y tế, Ai Cập cổ đại có mô hình khá giống với hệ thống chăm sóc sức khỏe ngày nay. Ở Deir el-Medina, một ngôi làng ở vùng núi gần thung lũng các vị vua, khi khai quật các di chỉ cho thấy bằng chứng của một hệ thống chăm sóc sức khỏe mang tính chất quốc gia từ thời kỳ từ năm 1292 đến 1077 trước Công nguyên đã được các nhà khoa học ghi nhận. Đó là hàng ngàn tài liệu được ghi chép lại về việc chăm sóc y tế như người dân ở ngôi làng này được quyền nghỉ ốm mà vẫn có lương hoặc được khám miễn phí ở các cơ sở khám bệnh ở Ai Cập. Một xác ướp của nam giới được phân tích cho thấy người này đang chiến đấu với căn bệnh viêm tủy xương, một chứng nhiễm khuẩn do máu gây ra.

Peru cổ đại tiến hành phẫu thuật đầu tiên

Các thầy thuốc cổ đại ở quốc gia này đã sử dụng một kỹ thuật gọi là trepanation - mở một lỗ trong sọ người sống bằng cách khoan, cạo hoặc cưa để xử lý các trường hợp bị chấn thương ở đầu hoặc một số bệnh khác. Năm 2004, các nhà nhân chủng học từ Đại học Central Florida phát hiện ra rằng, pháp sư vùng Chachapoya ở Peru cổ đại đã sử dụng kỹ thuật trepanation ở chân dưới của bệnh nhân tại pháo đài Kuelap - đây là chứng cứ đầu tiên chứng minh trepanation được áp dụng lên một phần khác của cơ thể. Khu vực Chachapoya có khoảng từ 800-1535 năm trước Công nguyên và những pháp sư này có tay nghề cao khi thực hiện thành công cuộc phẫu thuật phức tạp đối với đầu và chân. Đối với vết thương ở chân của người đàn ông, việc khoan lỗ có thể giúp giảm chất lỏng tích tụ từ vết thương.

Bác sĩ cổ đại cũng điều trị được PTSD

Các nghiên cứu của Đại học Anglia Ruskin cho thấy đã phát hiện những bừng chứng về việc các bác sĩ đã chẩn đoán và điều trị cho cựu chiến trinh từ triều đại Assyrian - những người bị rối loạn giấc ngủ, trầm cảm. Triều đại Assyrian buộc người dân phải có nghĩa vụ tham gia chiến đấu ba năm một lần khiến họ luôn phải căng thẳng đầu óc khi chứng kiến sự sống, cái chết và các vết thương trầm trọng. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần và giấc ngủ của họ, gây ra các triệu chứng như mắc bệnh PTSD (rối loạn stress sau sang chấn hay hậu chấn tâm lý) ngày nay. Phương thức điều trị được áp dụng cho những bệnh nhân này có thể là thuốc men, các lễ nghi tôn giáo hoặc lễ đuổi bắt ma quỷ - được cho là nguyên nhân gây bệnh PTSD.

Văn bản y tế cổ viết trên các thẻ tre


Một văn bản y tế cổ được ghi chép lại.

Trong công trường xây dựng ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), các công nhân đã khám phá được 920 thẻ tre được dùng làm văn bản ghi chép y văn có niên đại 2.000 năm trước. Những văn bản này thuộc về Bian Quao - một nhà tiên phong trong lĩnh vực y tế tập trung vào việc chẩn đoán các bệnh bằng cách bắt mạch cho người bệnh. Tại Trung Quốc, Bian Quao được cho là một truyền thuyết vì ông đã biết sử dụng thuốc gây tê và các ca ghép nội tạng đầu tiên trên thế giới. 920 dài tre bao gồm 184 dải ghi chú phương pháp điều trị cho động vật, 736 dải chia thành 9 cuốn sách y học chữa bệnh cho người. Các phương pháp như giải phẫu, da liễu, nội khoa, nhãn khoa, chấn thương và phụ khoa.

Thuốc chữa đau mắt đã có 2.000 năm tuổi

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện một chiếc rương chứa thuốc trong một con tàu đắm ở Rome, gần Tuscany vào khoảng năm 120 trước Công nguyên. Chiếc rương này chứa 136 chai, lọ thuốc bằng gỗ, hộp thuốc chứa các viên thuốc có niên đại 2.000 năm tuổi. Những viên thuốc này có hình tròn, màu xanh lá cây và khô hoàn toàn. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ hiện đại để xác định thành phần của thuốc đó là chất sáp ong, tinh bột, sắt oxit, một số hợp chất kẽm, nhựa thông và một số vật liệu khác. Dựa trên thành phần và hình dạng của viên thuốc, các nhà nghiên cứu tin rằng chúng được sử dụng làm một loại thuốc trị đau mắt thời cổ đại.

Người giàu cổ xưa mắc bệnh của người nghèo thời hiện đại

Được coi là “gia đình đầu tiên” ở Italia thời kỳ Phục Hưng, Medicis là một nhà cai trị giàu có của vùng Tuscany. Tuy nhiên, con cái của gia đình này mắc bệnh còi xương, một căn bệnh do nghèo đói, thiếu ăn ở thời kỳ hiện đại, đặc biệt là ở những khu đô thị bị ô nhiễm, tối tăm, ẩm thấp. Tuy nhiên, những đứa trẻ của Medicis lại mắc căn bệnh này trong khi chúng được ăn các thực phẩm như pho mát và trứng giúp cung cấp vitamin D là một điều khó hiểu với các nhà nghiên cứu. Sau khi phân tích xương của trẻ thấy rằng chúng không được cai sữa cho đến năm 2 tuổi và trong sữa mẹ cũng thiếu hụt vitamin D. Khi chúng lớn lên, các quy định của gia đình giàu có cũng hạn chế việc vui chơi, chạy nhảy ngoài trời.

Người xưa biết về công dụng của sữa dê trước chúng ta ngày nay


Sữa dê sử dụng trong việc điều trị máu cam bởi Hippocrates.

Ngày nay, sữa bò được bày bán khắp nơi và được các bậc cha mẹ tin dùng cho con em mình để bổ sung chất dinh dưỡng. Nhưng công dụng của sữa dê đã được Hippocrates “cha đẻ của ngành y dược” sử dụng trong việc điều trị từ chảy máu cam đến vết rắn cắn. Nữ hoàng Cleopaytra tắm trong sữa dê để giữ cho làn da tươi trẻ, mịn màng.

Siberia là một trung tâm thực hiện các cuộc phẫu thuật phức tạp

Các nhà khảo cổ học đã rất ngạc nhiên khi thấy những người du mục người Siberia cổ đã tạo một trung tâm thực hiện các cuộc phẫu thuật sọ trong khoảng 2.300 - 2.500 năm trước đây. Khi khảo cổ ba sọ (hai người đàn ông, một người phụ nữ) từ dãy núi Altai, bác sĩ thần kinh hiện đại, các nhà khảo cổ và các nhà nhân chủng học phát hiện rằng các bác sĩ phẫu thuật Siberi cổ đã sử dụng công cụ để cạo vỏ sọ bằng kỹ thuật rất tinh vi. Họ cũng thực hiện theo Hippocratic Corpus - một bộ văn bản y tế được lập ở Hy Lạp vào giữa thế kỷ thứ sáu và thứ tư trước Công nguyên.

Một bệnh nhân nam có cục huyết khối do chấn thương đầu khiến các bác sĩ thời đó đã sử dụng phương pháp trepanation để khoan hộp sọ và người đàn ông này đã sống thêm nhiều năm sau đó. Công cụ thực hiện khoan hộp sọ không được tìm thấy nhưng các nhà khảo cổ nghi ngờ rằng đó là một con dao bằng đồng. Bác sĩ phẫu thuật thần kinh Aleksei Krivoshapkin - người đã kiểm tra hộp sọ này cho biết: “Thật đáng ngạc nhiên, những người Altai thời của Hippocrates đã có thể chẩn đoán và thực hiện các thủ thuật trepanation rất chính xác và hiệu quả”.

Cập nhật: 08/09/2017 Theo SKĐS
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video