Khám phá những điều thú vị về mưa

Mưa ẩn chứa nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết, chẳng hạn không phải mưa nào cũng hình thành từ nước.

Mưa được hình thành như thế nào?

Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương.

Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái đất từ các đám mây. Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng.Mưa đóng một vai trò quan trọng trong chu trình thủy học trong đó nước từ các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại Trái đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo các con sông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển.

Sự thật về mưa

Hầu hết các giọt mưa không rơi xuống đất

Mây hình thành khi một khối không khí nóng gặp khối không khí lạnh. Thông thường, khối không khí nóng sẽ bị đẩy lên cao hơn khối không khí lạnh. Khi đó, hiện tượng ngưng tụ hơi nước bắt đầu xảy ra, tạo thành những giọt nước mưa.


Hạt mưa trở nên phẳng bẹt giống chiếc bánh hamburger khi va chạm với các hạt mưa khác trên đường đến mặt đất. (Ảnh: Mylyan-Monastyrska/Shutterstock).

Trước khi những giọt nước mưa rơi xuống bề mặt Trái đất, dòng khí nóng vận động đi lên tiếp tục đẩy chúng lên cao. Quá trình này lặp lại nhiều lần trong suốt trận giông bão, khiến giọt nước mưa lớn dần (thậm chí tạo thành hạt băng đá nếu xảy ra mưa đá). Cuối cùng giọt nước mưa rơi xuống đất khi tỷ trọng của nó lớn hơn so với đám mây nơi nó hình thành, hoặc do dòng khí nóng vận động đi lên tan rã.

Không phải mưa nào cũng hình thành từ nước

Kích thước và lực hấp dẫn của sao Kim tương tự như Trái đất. Tuy nhiên, điểm tương đồng giữa hai hành tinh này chỉ dừng lại ở đây. Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời với nhiệt độ trung bình khoảng 500°C. Bao bọc xung quanh sao Kim là những đám mây thủy ngân, ferric chloride hydrocarbon và axit sulfuric, tạo ra mưa axit có tính ăn mòn cao nhất trong hệ Mặt Trời.

Tính chất của mưa phụ thuộc loại mây trên trời

Chúng ta có thể dự đoán tương đối lượng mưa mà không cần nhìn vào các ứng dụng thời tiết trên điện thoại di động. Hai loại mây gây mưa phổ biến nhất là mây vũ tầng (Nimbostratus) và mây vũ tích (Cumulonimbus). Mây vũ tầng thường có màu đen, màu xám và ở độ cao thấp. Nếu nhìn thấy loại mây này thì một trận mưa kéo dài sắp xảy ra. Mây vũ tích là đám mây giông có hình dạng của một ngọn núi hoặc tháp, phần đáy sẫm màu. Đây là loại mây tạo ra mưa đá và lốc xoáy.

Mưa không có hình dạng giọt nước


Trên thực tế, giọt nước mưa có hình cầu khi chúng hình thành.

Sách, chương trình TV và kênh dự báo thời tiết thường minh họa hạt mưa có hình dạng của một giọt nước. Trên thực tế, giọt nước mưa có hình cầu khi chúng hình thành. Sau đó, chúng trở nên phẳng bẹt giống chiếc bánh hamburger khi va chạm với các hạt mưa khác trên đường rơi xuống mặt đất.

Mưa không phải lúc nào cũng làm ướt đường

Ở những nơi khô và nóng, mưa thậm chí còn bốc hơi trước khi chạm xuống mặt đất.

Chuyên gia môi trường học Edward Abbey mô tả hiên tượng này như sau: “Bạn nhìn thấy màn mưa rơi xuống từ trên trời trong khi sự sống dưới mặt đất đang khô héo vì thiếu nước. Đây là sự trêu ngươi của thiên nhiên với sự sống đang quay quắt vì thiếu nước dưới mặt đất. Rồi mây tan, và mọi hi vọng cũng tiêu tan”.

Cập nhật: 02/11/2024 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video