10 vị thần được sùng bái nhất Ai Cập cổ đại

Trong thần thoại Ai Cập có rất nhiều các vị thần, các cư dân ở đây tin rằng tất cả mọi thứ trong trời đất đều được cai quản bởi các vị thần. Vậy nên các đền thờ thần có ở khắp mọi nơi, với mong muốn nhận được sự phù hộ của các vị thần cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

1. Amun - Vị thần tối cao


Amun là một vị thần quan trọng xuyên suốt lịch sử Ai Cập.

Giống như thần Zeus vị thần tối cao trong truyền thuyết Hy Lạp cổ đại, Amun-Ra hay còn gọi là thần Amon được coi là vua của các Vị thần và cũng là người được sùng bái nhất trong 10 vị thần Ai Cập cổ đại. Theo đó thần Amun cùng thần Mut và con trai của mình thần Khonsu (Thần Mặt Trăng) là ba vị thần được thờ cúng nhiều nhất Ai Cập cổ đại. Amun là một vị thần quan trọng xuyên suốt lịch sử Ai Cập. Ông là một trong những vị thần quyền lực nhất của thế giới cổ đại với ngoại hình là một người đàn ông đội vương miện có chóp lông dài. Vị thần này được ca ngợi là “Vua của các vị thần”, đem lại may mắn, công bằng và bảo vệ những người dân của mình. Chính vì vậy, Amun trở thành một vị thần bảo hộ, được người dân ở lưu vực sông Nile tôn thờ.

Đây là một trong những vị thần quyền lực nhất của thế giới Ai Cập cổ đại, với ngoại hình là một người đàn ông cầm búa và đội mũ miện dài. Vào thời kỳ nền văn minh sông Nile phát triển rực rỡ nhất, Amun được xưng tụng là “Vua của các vị thần”, đem lại may mắn, công bằng và bảo vệ những người đi đường. Khi kết hợp với thần mặt trời Ra thành Amun-Ra, vị thần này còn trở nên mạnh mẽ hơn nhiều. Tại Thebes, cụm đền Karnak nổi tiếng có một đền thờ thần Amun lớn và quan trọng.

2. Mut - Nữ thần Mẹ


Bà là một trong 8 vị thần Ogdoad tối cao và phối ngẫu của Amun.

Được biết “Mut” trong tiếng Ai Cập có nghĩa là “Mẹ”, là một vị thần nguyên thủy của Ai Cập cổ đại và được biết đến như mẹ của các vị nữ thần và nhiều khía cạnh khác nhau trong nền văn hóa thay đổi qua hàng ngàn năm. Được miêu tả là trên đầu bà đội hai chiếc vương miện nó đại diện cho hai miền Thượng và Hạ Ai Cập. Và trong chữ tượng hình, người ta dùng hình con kền kền hoặc hình mèo, rắn để diễn tả thần Mut. Bà là một trong 8 vị thần Ogdoad tối cao và phối ngẫu của Amun.

Nữ thần Mut thay thế hình ảnh của thần Amaunet - một người vợ của Amun trong thời kỳ Trung vương quốc. Sau khi Amun trở thành vị thần đứng đầu thì bà trở thành Nữ hoàng của các vị thần trong thời kỳ Tân vương quốc. Khi Amun kết hợp với thần mặt trời Ra, Mut được mang danh hiệu "Con mắt của thần Ra" (các nữ thần khác như Sekhmet, Hathor, Tefnut, Bastet và Wadjet cũng nhận danh hiệu này). Bà cũng liên kết sức mạnh với nhiều nữ thần khác như Mut - Isis - Nekhbet, Mut - Wadjet (có khi là Sekhmet) - Bastet, hoặc Mut- Sekhmet - Bastet - Menhit.

3. Osiris - Vua của sự sống


Đây là vị thần cai quản thế giới bên kia.

Theo truyền thuyết thần Osiris là con cả của thần Mặt đất Zeb và thần Bầu trời Nut. Đây là vị thần cai quản thế giới bên kia, bởi người Ai Cập cổ đại tin rằng có một cuộc sống sau khi chết. Thần được miêu tả với nước da màu xanh. Ngoài ra ông còn là thần bảo vệ cây cỏ, mọi sự sống cũng như là người dâng nước cho con sông Nile. Osiris thường được miêu tả dưới dạng một xác ướp của con người với làn da trắng có thể tượng trưng cho phần thân xác ướp. Trong một miêu tả khác ông có da đen như màu sắc của các vị thần của thế giới bên kia. Osiris đôi khi được miêu tả là mang các mão triều khác có dạng phức tạp, nhưng vương miện trắng của vương triều Ai Cập hoặc vương miện Atef (vương miện trắng với lông đà điểu ở mỗi bên và đĩa ở đỉnh) là được biết đến nhiều nhất.

Osiris là một vị vua đã kết hôn với chị gái của mình là Isis. Khi ông bị người anh em họ xấu xa là Seth giết hại, Isis đã sử dụng phép thuật để đưa Osiris trở lại cuộc sống và giúp bà thụ thai, sinh ra một bé trai. Con trai vị vua này là Horus đã trả thù cho cái chết của cha mình khi giết chết người chú độc ác. Sau đó, con trai của Osiris trở thành vua của Ai Cập trong khi ông trở thành vua của người chết và là quan tòa của thế giới ngầm. Mỗi pharaoh Ai Cập sẽ là Osiris sau khi chết và lúc còn sống họ sẽ là hiện thân của thần Horus. Osiris cũng là vị thần thực vật và thường được tô vẽ màu xanh lá cây lên vùng da của mình. Đó là màu sắc tượng trưng cho sự phát triển và sự đổi mới.

4. Anubis - Thần ướp xác các vị thần


Hình ảnh tượng trưng của thần Anubis có lẽ bắt nguồn từ những con chó rừng đi lang thang.

Tất cả các nền văn minh cổ đại đều tôn sùng một vị thần chết. Với Ai Cập cổ đại, vị thần đó là Anubis, người giám sát việc ướp xác và đánh giá sự xứng đáng của linh hồn một người ở thế giới bên kia. Với biểu tượng là một con chó đen hoặc một người đàn ông cơ bắp với đầu chó rừng đen, vị thần chết của người Ai Cập cổ đại được cho là vị thần giám sát mọi khía cạnh của quá trình chết. Ông tạo điều kiện cho việc ướp xác, bảo vệ mộ người chết và quyết định liệu một linh hồn có nên được ban cho sự sống vĩnh cửu hay không.

Hình ảnh tượng trưng của thần Anubis có lẽ bắt nguồn từ những con chó rừng đi lang thang có xu hướng đào bới và tha nhặt xác chết mới chôn. Đầu thần thường có màu đen thể hiện sự liên tưởng màu sắc của người Ai Cập cổ đại với sự phân huỷ hoặc đất châu thổ sông Nile. Ngày nay mặc dù chúng ta biết khá nhiều về Anubis, một số điều vẫn còn là bí ẩn. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn: Anubis, vị thần chó rừng Ai Cập, đóng vai trò trung tâm trong việc xoa dịu nỗi lo lắng và niềm đam mê tự nhiên của người Ai Cập cổ đại về những gì xảy ra sau khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng.

5. Ra - Thần mặt trời và ánh sáng


Thần Ra là một thành phần hết sức quan trọng trong hệ thống các thần của người Ai Cập.

Ra là một thành phần hết sức quan trọng trong hệ thống các thần của người Ai Cập. Người ta nói rằng ông bắt đầu xuất hiện trên gò đất nguyên thủy nhỏ lên khỏi hồ nước Nun và đã tiến hành công cuộc sáng thế. Tuy nhiên, đôi khi ông được mô tả như một cậu bé từ đóa hoa sen hiện ra. Người Ai cập tin rằng mỗi ngày thần mặt trời lại được một lần sinh ra. Buổi sáng, sau khi tắm và ăn điểm tâm, ông lại bắt đầu cuộc hành trình đi ngang bầu trời trên chiếc thuyền của ông và dành ra mỗi ngày một giờ để kiểm tra một trong 12 khu vực của ông. Khi mặt trời lặn, người ta cho là thần Ra đang đi vào địa ngục cho đến sáng hôm sau thì lại được sinh ra. Suốt đêm vị thần tối cao này phải đánh nhau với kẻ thù là Apep, con rắn vũ trụ khủng khiếp ở địa ngục.

Ra có các người con là Shu, thần gió và Tefnut, nữ thần ẩm độ. Theo một câu truyện thần thoại thì hai vị thần nam nữ này đã biến mất để đi ngao du vũ trụ. Khi cuối cùng tìm được họ, thần Ra mừng rỡ quá, bật khóc lên. Những con người đầu tiên đã được tạo nên từ những giọt nước mắt này. Một truyện khác kể khi Ra đã thành một ông già chảy dài thì nữ thần Isis quyết định khám phá tên gọi bí mật của ông. Bà lấy đất trộn với nước dãi của ông nặn thành con rắn rồi đặt con rắn trên cạnh con đường mà vị thần lớn này hay đi. Khi thần Ra đi qua, con rắn cắn ông, truyền nọc đọc khiến ông hấp hối kêu la đau đớn. Isis chỉ chấp nhận chữa trị cho ông nếu ông nói thật tên mình. Thần Ra quá đau đớn nên cuối cùng phải đồng ý tiết lộ bí mật của mình. Isis hứa không nói điều bà biết cho bất cứ ai ngoài Horus và đã chữa lành cho thần Ra sau khi đọc được tên của thần này.

6. Horus - Thần Phục Thù


Thần Horus đại diện cho sức khỏe, sự sống và sự tái sinh.

Horus là vị thần cai quản bầu trời mình người đầu chim ưng, con trai của Osiris và Iris. Do đó, ông nhìn mọi thứ dưới đôi mắt tinh anh của loài chim ưng. Horus đại diện cho sức khỏe, sự sống và sự tái sinh. Mắt phải của ông màu trắng, đại diện cho mặt trời và mắt trái của ông là màu đen, đại diện cho mặt trăng. Do đó, người dân Ai Cập đã đồng hóa mắt phải của Horus với thần mặt trời, thần Ra. Còn mắt trái của ông với thần mặt trăng, thần Thoth.

Con mắt thần Ra là biểu tượng cho sự chinh phục và đánh bại kẻ thù. Con mắt này cũng từng được sử dụng để tượng trưng cho một loạt nữ thần Ai Cập như Mut, Bastet, Hathor, Wadjet và Sekhmet. Mặc dù bị coi là biểu tượng của bạo lực, sự hủy diệt (như sức nóng của mặt trời), biểu tượng mắt thần Ra cũng được coi là biểu tượng cho sự bảo vệ. Do vậy, nó cũng thường xuất hiện trên các lá bùa hộ mệnh, trên tường nhà. Trong thời kỳ cổ đại, con mắt này thường xuất hiện như biểu tượng của quyền lực hoàng gia.

7.  Thoth - Thần tri thức và thông thái


Đây là vị thần được tôn sùng nhất tại "xứ sở kim tự tháp".

Thoth là vị thần đại diện cho sự thông thái và kiến thức, người bảo trợ cho Ai Cập. Đây là vị thần được tôn sùng nhất tại "xứ sở kim tự tháp". Thoth, trong tín ngưỡng Ai Cập cổ đại, là vị thần Mặt Trăng, thời gian, cai quản về văn bản và kiến thức và là "Vị thần của Thánh thư", người mang trong mình trí tuệ vô biên. Thoth là đại quan của Osiris, vị thần của thảo mộc và người chết. Vì có kiến thức thần bí nên Thoth đã từng phụ giúp đắc lực trong việc mai táng Osiris. Là người ghi chép và giữ vai trò khách quan như một vị "trọng tài" giữa thiện và ác ở thế giới ngầm cũng như ghi lại những phán quyết ở cổng Maat.

Trong thần thoại Ai Cập, Thoth là một thiện thần đứng về phía của Osiris, thần luôn bảo vệ Osiris truớc sự công kích của Seth. Thoth cũng là nguời giúp Isis hồi sinh cho Osiris và khiến ông trở thành chúa tể của thế giới nguời chết. Sức mạnh vô biên của trí tuệ của thần Thoth còn giúp cho con người thoát mọi gông cùm, kể cả gông cùm của ác thần Seth. Cũng chính Thoth là nguời đã che giấu Horus thoát khỏi sự săn lùng của Seth và giúp Horus giành lại đuợc vuơng vị Ai Cập. Các pháp sư đã tôn thờ Thoth như 1 đấng pháp thuật cao minh, nguời mà sẽ cho họ con đường để tới đuợc những phép thuật giúp có pháp lực mạnh không kém các vị thần.

8. Hathor - Thần của tình mẫu tử


Hathor là biểu tượng cho tình mẫu tử cùng tình yêu của người con gái.

Hathor là thần của tình mẫu tử cao cả và thiêng liêng. Ngài đưa những người đã chết về nơi họ đầu thai. Hathor là tên vị nữ thần Ai Cập xinh đẹp nhất. Nàng là con gái ruột của thần Ra. Hathor là biểu tượng cho tình mẫu tử cùng tình yêu của người con gái. Ngài còn được người dân Ai Cập cổ đại phong là vị thần của khiêu vũ và âm nhạc. Người dân Ai Cập tin rằng, thần Hathor sẽ ban phước lành cho những người phụ nữ khi họ có bầu và sau sinh. Nàng luôn đem lại niềm vui, âm nhạc và khiêu vũ đến cho mọi người. Chăm sóc các bà mẹ và trẻ em, nuôi dưỡng người sống và tiễn đưa người chết xuống địa ngục, đó là nhiệm vụ của nàng.

Thần của tình mẫu tử – Hathor có lối cư xử từ tốn, tính cách dịu dàng. Người luôn đối xử tốt với toàn bộ nhân sinh nên được người dân Ai Cập yêu quý và ca ngợi. Mỗi một vị thần sinh ra đều thực hiện một nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng của mình. Và tên các vị thần Ai Cập luôn được người dân nơi đây yêu mến, sùng bái và thờ cúng rất long trọng. Hi vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có được những thông tin hữu ích về nền văn hóa của đất nước Ai Cập cổ đại.

9. Sekhmet - Nữ thần chiến tranh


Sekhmet bị ám ảnh bởi màu đỏ và luôn xuất hiện trong những trang phục có màu đỏ.

“Sekhmet” bắt nguồn từ ngôn ngữ Ai Cập và mang nghĩa là “quyền lực” hay “ý chí”. Thần Sekhmet của người Ai Cập có đầu hình sư tử, đại diện cho thế lực đen tối của Mặt trời, là biểu tượng của chiến tranh và sự báo thù. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của thần là bảo vệ chiếc đĩa Mặt trời. Đây là một trong những mâu thuẫn kỳ quặc trong câu chuyện về thần Sekhmet khi mà bà được mệnh danh là ma cà rồng đầu tiên.

Sekhmet bị ám ảnh bởi màu đỏ và luôn xuất hiện trong những trang phục có màu đỏ. Vì vậy Sekhmet hay được biết đến với cái tên "The Red Lady". Trong các trận chiến, bà phục vụ như một vị thần chiến tranh và giúp bảo vệ các Pharaoh. Người ta tin rằng nữ thần Sekhmet đã cứu cả nhân loại bằng cách uống hết máu tại dòng sông Nin. Thần Ra nhận ra không có cách nào dừng Sekhmet khỏi cơn khát máu. Ngài ra lệnh cho người dân nhuộm đỏ 7.000 vò rượu rồi đặt trên đất. Thần Sekhmet đã tin rằng đó là máu và uống đến khi say mèm. Lúc này, thần Ra mới có thể biến nữ thần trở lại làm thần tình yêu Hathor (mang hình dạng con bò cái).

10. Geb - Thần đất


Geb thường được xem là một vị thần tốt bụng.

Geb là vị thần của Trái đất. Ông là con của thần không khí Shu và nữ thần độ ẩm Tefnut, là cháu của Atum-Ra. Ông là anh/em và là chồng của nữ thần bầu trời Nut. Cả 2 có với nhau 4 người con: Osiris, Isis, Set, Nephthys. 2 người cháu của ông là Horus và Anubis. Ông được miêu tả trên các bức vẽ là một người đàn ông đội vương miện Atef, hoặc đội một con ngỗng trên đầu - con vật thiêng của thần. Thần này thường được mô tả là có râu ria xồm xoằm, nằm dưới chân thần Shu. Ông đôi khi được tô màu xanh lục ý muốn nói cây cỏ từ thân mình mọc lên. Thỉnh thoảng ông được thấy đi cùng một con ngỗng hoặc dưới hình dạng là một con bò mộng.

Là một vị thần của mặt đất, ông liên kết với những mạch nước ngầm, những thảm thực vật phát triển trên cơ thể mình. Ông có trách nhiệm giữ những lăng mộ và cũng tham gia vào phiên tòa xét xử tại "Đại sảnh của Ma'at". Những linh hồn bị kết tội sẽ bị ông giam giữ vĩnh viễn dưới lòng đất. Geb thường được xem là một vị thần tốt bụng, giúp cho con người có huê lợi ngoài đồng và chữa lành bệnh tật cho họ. Geb là vị pharaoh thứ 3 của Ai Cập, đứng sau Atum/Ra và Shu. Sau khi Osiris - vị pharaoh thứ 4 bị Set giết hại, ông đã ủng hộ việc đưa cháu mình là Horus lên ngôi. Các pharaoh đều tự nhận mình là "Người thừa kế của Geb". Để đánh dấu sự lên ngôi của một vị pharaoh, người ta thả 4 con ngỗng ở 4 góc trời với ý nghĩa cầu chúc may mắn cho vị vua mới.

Cập nhật: 25/09/2024 Theo Toplist
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video