Khám phá những thành phố ma trên khắp thế giới

Các cuộc chiến tranh và sự cạn kiệt tài nguyên đã khiến nhiều vùng trên thế giới trở thành những thành phố ma. Một số trong số này là do các vụ khủng bố, một số thành phố bị bỏ hoang do cạn kiệt các nguồn tài nguyên như than đá, kim cương và cá voi.

Dưới đây là một số thị trấn, thành phố ma mà bạn có thể chưa từng biết là tồn tại.

1. Kolmanskop, Namibia


Kolmanskop là một trong những cộng đồng giàu có nhất trên thế giới một trăm năm trước vì những viên kim cương của nó. Thị trấn đã bị bỏ hoang khi kim cương cạn kiệt vào năm 1930, và cát đã lấy lại khu vực này. Bây giờ nó là một vùng đất bị lãng quên bao phủ bởi cát.

Kolmanskop là nơi có bệnh viện đầu tiên có máy chụp X-quang ở Nam bán cầu. Tuy nhiên bây giờ nó chỉ là một tập hợp các tòa nhà đổ nát bị chôn vùi trong cát. Năm 1912, đây là thị trấn đã sản xuất một triệu carat kim cương.

Nhưng đến năm 1930, việc khai thác mở rộng đã khiến kim cương ở khu vực gần cạn kiệt. Nhiều người đã chuyển đến các mỏ kim cương được tìm thấy cách đó 270 km về phía nam trên sa mạc Nambia. Đến năm 1956, thị trấn này hoàn toàn bị bỏ hoang. Thị trấn từng có tổng dân số là 1.300 người.

Thị trấn tìm thấy kim cương lần đầu tiên vào năm 1908 khi các thợ mỏ Châu Âu và Châu Phi chuyển đến đó. Gần 12% kim cương trên thế giới đến từ thị trấn này. Hầu hết các tòa nhà ở đây được làm theo phong cách Đức.

Hiện tại, địa điểm này bị tập đoàn kim cương Namdeb và chính phủ hạn chế đối với du khách và yêu cầu phải có giấy phép mới được vào thăm.

2. Grand-Bassam, Bờ Biển Ngà


Grand-Bassam là một thuộc địa bị bỏ hoang của Pháp, từng là một khu vực thương mại và hải cảng quan trọng trong những năm 1880. Thuộc địa được xây dựng vào khoảng năm 1880 đến năm 1920 với kiến ​​trúc đặc trưng của Pháp. Kỷ nguyên vàng của Grand-Bassam chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, và khi người Pháp xây dựng một cầu cảng mới ở nơi khác, thị trấn này đã bị bỏ hoang.

Grand-Bassam, có nhiều trung tâm hành chính và tư pháp và là một phần lịch sử của chủ nghĩa thực dân với dân số đỉnh cao khoảng 84.000 người. Kế hoạch của Grand-Bassam dựa trên thương mại, nhà ở cho người Châu Âu, Châu Phi, và trung tâm hành chính. Nó là nhân chứng cho mối quan hệ chính trị giữa người Châu Âu và Châu Phi.

Sau khi Abidjan, một cầu cảng mới được xây dựng gần Grand-Bassam bắt đầu trở nên nổi tiếng, thị trấn này biến thành một trong những thị trấn ma, bị bỏ hoang mà không được bảo trì.

3. Chinguetti, Tây Phi


Chinguetti đạt đỉnh cao vào thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 và là một trong những trung tâm khoa học, văn học và toán học lớn. Nó từng là nơi trú ẩn cho du khách trên sa mạc Sahara. Sự mở rộng trên sa mạc Sahara và biến đổi khí hậu đã khiến những tàn tích này khó được bảo vệ và khiến thành phố trở thành một trong những thị trấn ma thu hút các nhà nghiên cứu và khách du lịch.

Địa điểm này từng được coi là biểu tượng của Mauritania. Nó là một trung tâm thương mại lớn trong thời trung cổ. Nhiều du khách đã từng đi qua khu vực này trên đường đến Mecca. Địa điểm này có khách thường xuyên và chỉ có khoảng một nghìn cư dân. Chinguetti có nhiều thư viện với các bản thảo về tôn giáo và khoa học.

Thành phố này hiện nay được coi là Di sản Thế giới và có một kế hoạch để phục hồi những tàn tích này và bảo tồn thành phố. Tuy nhiên sự mở rộng của sa mạc Sahara đã khiến cho nơi này không thể ở được. Chinguetti hiện nay đã hơn 1.200 năm tuổi.

4. Grytviken, Nam Georgia


Grytviken là một trạm săn cá voi bị bỏ hoang được xây dựng và hoạt động cho đến nửa cuối thế kỷ trước. Nó được thành lập vào năm 1904 và là bến cảng tốt nhất trên Đảo Nam Georgia. Nơi đây bắt đầu bị bỏ hoang khi số lượng cá voi bắt đầu giảm dần.

Khu định cư có hơn ba trăm người trong thời gian cao điểm của nó. Những người đánh bắt cá voi đã sử dụng mọi bộ phận của cá voi từ thân, thịt và xương để chiết xuất dầu. Địa điểm này đã bị bỏ hoang chỉ hơn 60 năm vì số lượng cá voi ngày càng giảm.

Đến tháng 12 năm 1966, khu vực này hoàn toàn không còn cá voi. Grytviken có quan hệ mật thiết với Ernest Shackleton, người từng là một nhà thám hiểm Nam Cực. Vợ của ông, sau khi ông qua đời, đã chọn Nam Georgia làm nơi an nghỉ của ông trong nghĩa địa ở đó cùng với những người săn cá voi bản địa.

5. Agdam, Azerbaijan


Agdam là một thành phố thịnh vượng với 300.000 dân. Thành phố đã bị phá hủy do xung đột giữa các lực lượng Azerbaijan và Armenia. Sau đó nó đã bị lực lượng Armenia chiếm giữ vào tháng 7 năm 1993. Người dân thành phố đã bỏ chạy sau cuộc chiến khốc liệt.

Agdam được thành lập vào thế kỷ 18. Vùng đất này bao gồm hai nhà ga, nhà máy sản xuất bơ, rượu mạnh và tơ lụa, cùng với một sân bay. Giao tranh tàn bạo bắt đầu ở nơi này trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất. Lực lượng Armenia tấn công Azerbaijan và chiếm thành phố này vào năm 1993.

Sau khi thành phố bị chiếm, nó đã bị cướp phá và đốt cháy, đó là một vi phạm nghiêm trọng các quy tắc chiến tranh. Những ngôi nhà bị tốc mái, thành phố thất thủ. Dân cư chủ yếu chạy về phía đông. Nơi này hiện đang suy tàn và có thông tin cho rằng địa điểm này đã hoàn toàn đổ nát ngoại trừ một nhà thờ Hồi giáo.

Cập nhật: 13/11/2021 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video