Khám phá sốc về “con người lai” ra đời 250.000 năm trước

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Trường Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) phát hiện ra rằng có tới hai dạng "con người lai" Homo sapiens - Neanderthals đang tồn tại trên thế giới.

Theo các lý thuyết được ủng hộ nhất, những con người lai giữa hai loài Homo sapiens chúng ta và Neanderthals cổ đại xuất hiện chỉ 40.000-50.000 năm trước, sau cuộc di cư 60.000-75.000 năm của Homo sapiens ra khỏi châu Phi và ngay trước khi Neanderthals tuyệt chủng.

Người Neanderthals, chủ yếu ở phân bố ở châu Âu nhưng cũng có vài nhóm cư ngụ ở châu Á, là một loài khác cùng thuộc chi Homo (chi Người) với Homo sapiens, tức "người tinh khôn" hay "người hiện đại", chính là chúng ta.

Họ được coi là thuần chủng cho đến khi nảy sinh các cuộc hôn phối dị chủng với Homo sapien ở châu Âu và châu Á. Nhưng nghiên cứu mới khẳng định điều đó không đúng.


Người Neanderthals và người Homo sapiens đã hôn phối dị chủng với nhau từ 250.000 năm trước? - (Ảnh đồ họa: ANCIENT ORIGINS)

Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Current Biology, DNA của người tinh khôn chúng ta đã xuất hiện trong dòng máu của người Neanderthals trước đó.

"Chúng tôi tìm thấy sự phản ánh về hoạt động giao phối cổ xưa, nơi các gene truyền từ người tinh khôn cổ đại sang người Neanderthals" - tờ Ancient Origins dẫn lời đồng tác giả Alexander Platt từ Trường Y khoa Perelman.

Nhóm cá thể Neanderthals lai người hiện đại đã rời châu Phi từ 250.000-270.000 năm trước, mang vẻ ngoài giống Homo sapiens hơn Neanderthals dù bản chất chính với người Neanderthals.

Ước tính họ mang 6% gene của tổ tiên Homo sapiens chúng ta, những gene đã bị che khuất trong lịch sử tiến hóa.

Tuy nhiên, có thể kết cục rất bi thảm. Dường như những con người lai này đã không sống sót trong cuộc di cư cổ xưa đó. Không có bất kỳ hài cốt nào của họ được tìm thấy giữa lục địa Á - Âu.

Các manh mối giúp các nhà nghiên cứu từ Mỹ và châu Phi tìm ra họ chính là việc giải trình tự bộ gene của chính người hiện đại đang sống ở vùng châu Phi hạ Sahara.

Người châu Phi được cho là nhóm Homo sapiens "thuần chủng" duy nhất; trong khi tất cả những người có nguồn gốc bên ngoài châu Phi đều mang dòng máu lai Neanderthals, với trên dưới 2% bộ gene thừa hưởng từ các vị tổ tiên khác loài.

Tuy nhiên, các tác giả đã tìm thấy yếu tố Neanderthals đáng kinh ngạc trong bộ gene của những người châu Phi này, từ 12 quần thể khác nhau sống ở Ethiopia, Tanzania, Botswana và Cameroon. Tất nhiên, tỉ lệ gene Neanderthals thấp hơn nhiều so với nhóm rời châu Phi, vì đã bị pha trộn bởi các Homo sapiens thuần chủng qua nhiều thế hệ.

Như vậy, dòng máu loài người cổ Neanderthals - đã tuyệt chủng khoảng hơn 30.000 năm trước - vẫn tồn tại trên mọi lục địa của Trái đất, theo hai cách.

Một là những người đang sinh sống ở châu Á, châu Úc, châu Mỹ..., hầu hết là con cháu của những con người lai với bản chất chủ yếu là Homo sapiens, thừa hưởng một ít gene Neanderthals thông qua hôn phối dị chủng vài chục ngàn năm trước ở châu Âu, châu Á.

Hai là những người đang sống ở châu Phi hạ Sahara hay chỉ mới rời nơi đó vài thế hệ, có thể là con cháu của những người Neanderthals lai với Homo sapiens, đã may mắn hơn đồng loại khi chọn ở lại chiếc nôi của nhân loại trong làn sóng di cư 250.000 năm trước.

Cập nhật: 23/10/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video