Khám phá Top đập thủy điện lớn nhất thế giới

Danh sách những đập thủy điện lớn nhất thế giới gồm những con đập có công suất siêu khủng lên tới 22.500MW tại Trung Quốc và ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Thủy điện là nguồn cấp điện năng chính cho những quốc gia có nhiều sông hồ lớn. Để khai thác tối đa công năng của dòng nước, các nhà máy thủy điện thường phải xây dựng những con đập lớn để trữ nước.

Đập thủy điện là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và lớn nhất cho một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc hay Lào.

Tất nhiên sẽ có những đập lớn, nhỏ phụ thuộc vào địa hình và công suất dự tính ban đầu.Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua danh sách 10 đập thủy điện có công suất lớn nhất đang hoạt động trên thế giới.

Đập Tam Hiệp

Con đập thủy điện Tam Hiệp nằm ở Hồ Bắc, Trung Quốc và cũng là đập thủy điện lớn nhất thế giới về sản lượng điện. Nhà máy này có thể sản xuất được khoảng 22.500MW điện. Chi phí xây dựng con đập này không hề nhỏ, lên tới 37 tỷ USD.

Đập bắt đầu xây từ năm 1994 và phải tới năm 2012 mới chính thức hoàn thành. Nhà máy điện khổng lồ có tới 32 tuốc-bin chính và 2 máy phát điện nhỏ. Mỗi tuốc-bin có công suất 700MW, kèm 2 máy phát điện là 100MW.

Con đập này thậm chí có khả năng làm chậm vòng quay của Trái Đất, vì khối lượng nước dự trữ trong hồ là vô cùng lớn.

Đập Itaipu

Con đập này nằm ở biên giới giữa Brazil-Paraguay. Công suất của nhà máy này có thể đạt tới 14.000MW.

Đập Itaipu đưa vào sử dụng từ năm 1984 và từng đạt kỷ lục thế giới về sản lượng điện năng. Số lượng bê tông để xây con đập này theo ước tính đủ để xây 210 sân vận động và 380 tháp Eiffel.

Đập Bạch Hạc Than

Đây là nhà máy thủy điện lớn thứ hai ở Trung Quốc. Đập nằm trên sông Kim Sa ở tỉnh Vân Nam. Đập Bạch Hạc Than có thể tạo ra sản lượng điện lên tới 13.860MW. Tính riêng trên thế giới, Bạch Hạc Than là thủy điện lớn thứ ba trên thế giới về sản lượng điện.

Đập Guri

Con đập Guri nằm trên sông Caronni, Venezuela. Con đập này có công suất lên tới 10.300MW và là nơi chứa nguồn nước ngọt lớn nhất của Venezuela.

Đập Guri cung cấp khoảng 73% sản lượng điện hàng năm cho toàn Venezuela.

Đập Tucurui

Đây là dự án thủy điện lớn đầu tiên của Brazil được xây dựng bên trong rừng rậm Amazon. Thủy điện Tucurui có thể tạo ra sản lượng điện khoảng 8.370MW.

Đập Xiangjiaba

Là một trong những đập thủy điện có công suất lớn nhất thế giới, Xiangjiaba nằm ở giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Công suất tối đa của nhà máy là 6.448MW.

Đập Grand Coulee

Con đập nằm ở tiểu bang Washington. Công suất tối đa của nhà máy là 6.809MW và là nhà máy thủy điện lớn nhất tại Mỹ. Đập Grand Coulee được xây dựng từ năm 1933 tới năm 1942.

Đập Longtan

Đây cũng là một con đập tại Trung Quốc với công suất tối đa lên tới 6.426MW. Con đập này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các tuyến hàng hải và thương mại trên khắp Trung Quốc.

Đập Krasnoyarsk

Nhà máy thủy điện Krasnoyarsk nằm ở Nga. Con đập này có thể tạo ra 6.000MW điện năng. Đập thủy điện Krasnoyarsk có vai trò điều tiết khí hậu trong khu vực, vì nó có thể giải phóng nguồn nước không bị đóng băng và ngăn các dòng sông bị đóng băng vào mùa đông.

Đập Robert-Bourassa

Đập Robert-Bourassa nằm ở Vịnh James, Quebec có công suất (5.616MW) và nằm trên đỉnh của trạm phát điện ngầm lớn nhất thế giới.

Dù là công trình thủy lợi và sản xuất điện vô cùng hữu ích nhưng theo nhiều chuyên gia, mặt trái của thủy điện là tình trạng môi trường và hệ sinh thái bị ảnh hưởng. Do đó các quốc gia cần tính toán hết sức cẩn thận nhằm tránh những hệ lụy về môi trường sau này.

Cập nhật: 04/08/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video