Khăn giấy giúp bạn chọn thời điểm bị cảm

Một công ty Mỹ sản xuất khăn giấy chứa dịch hắt hơi của bệnh nhân cảm lạnh.

Theo Fox News, khăn giấy do công ty Vaev sản xuất và bán online với giá 79,99 USD (hơn 1,8 triệu đồng) nhằm mục đích "giúp cộng đồng chuẩn bị cho mùa cảm cúm".

Trên trang web riêng, đại diện Vaev cho biết khăn giấy an toàn hơn kim tiêm và thuốc viên. Họ khẳng định sản phẩm được xử lý với các chất liệu hữu cơ, không cần kê đơn và phối hợp với cơ thể để kích thích hệ miễn dịch.


Sản phẩm khăn giấy chứa dịch hắt hơi của người bị cảm lạnh. (Ảnh: Vaev).

Chia sẻ với TIME, Oliver Niessen, người sáng lập Vaev tiết lộ ý tưởng sản phẩm này là mang lại cho con người quyền lựa chọn thời điểm bị ốm thay vì bệnh một cách tự nhiên.

"Ví dụ, bạn có thể dùng khăn Vave lau mũi vài ngày trước khi đi nghỉ mát. Tới lúc khởi hành, bạn đã khỏe lại và không còn lo mình đổ bệnh giữa chuyến đi nữa", ông Niessen lý giải.

"Quyền lựa chọn là một thứ xa xỉ", ông Niessen tiếp tục. "Nếu đã có thể tùy chỉnh mọi thứ trong cuộc sống thì tại sao chúng ta không tiếp cận bệnh tật theo hướng đó".

Hiện khăn giấy gây cảm lạnh đã "cháy" hàng. Hầu hết người mua là các phụ huynh trẻ tuổi và thanh niên độ tuổi 20 hoài nghi về vắc xin và muốn tìm các lựa chọn thay thế.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, khăn giấy cảm lạnh không thể hiệu quả như ông Niessen nghĩ. Charles Gerba, giáo sư vi sinh học và khoa học môi trường từ Đại học Arizona cho biết có hơn 200 loại virus gây cảm lạnh nên nếu muốn tránh tái phát bệnh, bạn phải tiếp xúc với hơn 200 loại này.

"Tiếp xúc với một vài loại virus gây cảm lạnh không bảo vệ bạn khỏi những loại khác", giáo sư Gerba cảnh báo. "Đó chính là lý do nhân loại không bao giờ có vắc xin cảm lạnh. Làm sao chúng ta có thể làm ra vắc xin chống lại hơn 200 loại virus?".

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), chưa có loại vắc xin nào phòng ngừa cảm lạnh thông thường. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là rửa tay thường xuyên, tránh xa người bệnh và hạn chế chạm tay vào miệng hoặc lỗ mũi để mầm bệnh không xâm nhập cơ thể.

Cập nhật: 25/01/2019 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video